NhanQuyenOiNhanQuyen

 

Nhân quyền ơi nhân quyền !

Nhân quyền gồm một số giá trị văn hoá h́nh thành trong thế kỷ 18 ở Châu Âu, làm nguyên lư cho những h́nh thái tổ chức xă hội dân chủ tư sản, kể cả chế độ quân chủ lập hiến. Hiến pháp của Mỹ và Pháp, ngay khi chế độ dân chủ tư sản chào đời, đều bắt đầu bằng việc khẳng định chúng.

Trong quá khứ, Nhân quyền làm ngọn cờ ư thức hệ cho cách mạng tư sản chống chế độ quân chủ : nó tập hợp lực lượng quần chúng lớn rộng hơn giai cấp tư sản c̣n quá bé nhỏ, lôi cuốn cả người quư tộc tiến bộ, công nhân, nông dân, nông nô. Đó là ước mơ sống cho ra người của mọi người trong một thời đại.

Suốt thế kỷ 20, nó làm ngọn cờ đắc lực chống các chế độ "cộng sản", "xă hội chủ nghĩa". Quả đáng tội : đó là những chế độ toàn trị lạc hậu hơn xa chế độ tư sản. Ngoài ra, các nước dân chủ tư sản chẳng bao giờ dùng nó để uưnh đổ các chế độ độc tài lệ thuộc hay đổng minh với nó, ngược lại ! Cứ coi lịch sử các nước Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Trung Đông th́ biết !

Hôm nay, ngoài Bắc Hàn và Cuba, chẳng đâu c̣n chế độ "cộng sản", "xă hội chủ nghĩa". Hai nước đó nhỏ nhoi không đáng kể, đang ngắc ngoải, không chóng th́ chầy sẽ phải chuyển hướng. Cả nhân loại c̣n lại đều đă đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản dưới đủ h́nh thái : dân chủ tư sản, độc tài kiểu "thế giới thứ ba", độc tài kiểu tư bản toàn trị ở Trung Quốc hay tư bản rừng ở Ziao Chỉ quận, v.v. Nhân quyền không c̣n là ngọn cờ cần thiết cho chủ nghĩa tư bản bành trướng. Ngược lại, nó bắt đầu biến thành chướng ngại vật. Chính trị gia các nước tư bản Tây Âu vẫn phải dùng tới để đối nội : những giá trị nhân bản ấy đă khắc vào tâm trí của người có văn hoá[1], không thể công khai khinh thường. Thế thôi. Tiền đă không có mùi mà bắt người ta phải nhân quyền mới được làm tiền, rơ dở hơi ! Bắt tay hành động, chính trị gia quên béng nhân quyền, không ngại làm điều ngược lại, miễn sao khéo che đậy khiền bàn dân ngu ngốc không thấy là xong. Bước vào thời đại gian dối của những chế độ trong đà suy vong… Sẽ mất mấy thế kỷ đây ?

Chính sự Pháp cho ta chiêm ngưỡng lắm màn lư thú. Năm 2007, Sarkozy nhậm chức tổng thống, cứ tưởng tổng thống Pháp là cái ǵ ghê gớm lắm, huyênh hoang nhân quyền, ủng hộ ngài Đạt Lai Lạt Ma, c̣n dọa không tham dự thế vận hội Bắc Kinh. Rồi cũng phải cúp đuôi theo thủ lĩnh thế giới đến Bắc Kinh. Thua Angela Merkel xa.

Hôm nay, Sarkozy trải chiếu đỏ tiếp Hồ Cẩm Đào, lượm 20 tỷ đôla hợp đồng cho vài ba công ty Pháp, không hé môi nhắc tới Lưu Hiếu Ba, Nobel Hoà B́nh đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, đang nằm tù tại Trung Quốc, chưa dám khẳng định đại sứ Pháp ở Na Uy sẽ tham dự lễ trao giải như thường lệ hay không. Ôi, "tổ quốc của quyền làm người" !

Lôgíc vận động của h́nh thái kinh tế chính trị tư bản nó thế. Tiền đẻ ra tiền cho chủ nó. Thế thôi. Nhân quyền là chuyện dấm dớ. Một khi chế độ tư bản đă thống trị nhân loại dưới đủ thứ h́nh thái tổ chức xă hội, nhân quyền chỉ có thể là ngọn cờ của những ai đang hay sẽ bị nó nghiền nát.

Hè hè…

2010-11-05

 



[1] không có nghĩa là có học thức nhe, tuy có học thức th́ dễ có văn hoá hơn.