Song song truyện

Trong không-thời gian, nghĩa là đời sống thực của ta, có rất nhiều chuyện song song xuất hiện, phát triển và tiêu vong, nhưng cuối cùng đều chi phối thân phận làm người trong một thời đại của ta. Khi ta biết tới và hiểu được, đă quá muộn, mọi sự đă rồi, gọi là định mệnh cũng được. Định mệnh đôi khi chỉ là sự thiếu hụt kiến thức không tránh được của ta khi hành động. Hậu sinh khả úy ở đó : những điều ta không hề biết khi ta hành động, nó "biết" tám tỏng rồi trước khi nó dấn thân hành động. Hè hè. Trong từng hoàn cảnh, quá khứ, ta có thể biết ít nhiều nên tương lai b́nh thường trong hoàn cảnh ấy ta cũng có thể ít nhiều ước đoán. Duy hiện tại, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ta chỉ biết điều ta thấy trước mắt thôi, và nó quyết định tương lai hàm hồ của ta, kiến thức về quá khứ hoàn toàn vô dụng trong lĩnh vực này và tương lai có thể ước đoán từ quá khứ cũng vậy. Chính v́ vậy, hiện tại là giới hạn, là định mệnh của kiếp người.

Đây là một vấn đề nan giải trong nghệ thuật hành văn. Người th́ vận dụng hồi ức văn (flash-back), người th́ vận dụng kỹ thuật song song truyện. Trong Les chemins de la liberté, Sartre đă thử nghiệm kỹ thuật song song truyện, và thất bại, chính chàng đă từng công nhận qua một nghiệm sinh : bị một độc giả ngáp dài trước mặt trong khi đọc tiểu thuyết của chàng trên một tuyến đường xe lửa.

Một kỹ thuật khác là dứt đoạn quá tŕnh kể vào lúc gay cấn nhất, hạ hồi phân giải… như trong Tam Quốc Chí ! Kỹ thuật này kết hợp với hai kỹ thuật trên thường rất hữu hiệu, được sử dụng tràn lan đại hải trong tiểu tuyết đủ loại, đặc biệt trong tiểu thuyết trinh thám, khiến tác giả thành công thành danh.

Tiếc thay, đây chỉ là thủ thuật, không là văn chương. Văn chương cần chút nhân cảm, nhân t́nh, chẳng kỹ thuật nào tạo ra được.

Huỳnh Dị, ngoài tài viết trường giang tiểu thuyết, xây dựng cốt truyện lâm li và nhân vật phong phú, chính v́ lạm dụng thủ thuật trên mà thất bại về mặt văn phong. Một lần, vài lần, chục lần, độc giả c̣n thấy hấp dẫn. Vài chục lần, độc giả ắt cảm thấy ḿnh bị giựt giây, làm con rối của tác giả. Thế th́ c̣n zăng chương cóc ǵ ? Hè hè.

2014-08-14