"Entre augmenter les impôts et réduire les dépenses publiques, je choisis la réduction des dépenses"

 

Suy luận hăo th́ tranh luận hăo, bầu hăo và… lănh đủ

 

Cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp năm nay cho thấy rơ bế tắc tư tưởng về mọi mặt của nền văn minh tư sản Pháp.

Báo chí các nước khác vạch rơ, theo quan điểm của họ, cũng là quan điểm của chính giới bị tư duy kinh tế – chính trị của ư thức hệ tư bản toàn cầu hoá thống trị : đây là một tṛ hề, những vấn đề cơ bản của xă hội Pháp không được đặt ra để tranh luận :

http://www.lemonde.fr/idees/article/2012/04/05/la-campagne-vue-d-ailleurs-un-12-20_1681132_3232.html

Trong những vấn đề ấy, có món nợ của nước Pháp đối với "những thị trường tài chính" : 90% PIB và có thể sẽ là 100% PIB năm 2015.

Nghĩa là bàn dân Pháp phải lao động cật lực và không ăn uống, tiêu xài bất cứ ǵ trong một năm mới mong thanh toán được món nợ này… Hậu hiện đại hết xảy !

Ứng cử viên Đảng Xă Hội, ông Hollande, chủ trương đánh thuế lợi tức nặng hơn những người giàu có, khoảng 5% dân Pháp, nhưng những người giàu nhất, khoảng 1% dân Pháp, giàu bạc tỷ chứ không thèm giàu bạc triệu lơ mơ, thường không đóng thuế bao giờ, hoặc rất ít, v́ đủ thứ lư do được Luật Pháp, hi hi, bảo toàn. Điều ấy không quan trọng lắm. Điều quan trọng hơn : các công ty tư bản lớn không bị "khai thác" và chủ tư bản của chúng, chính các anh tư bản tài chính, càng không ! Như hăng Total thoải mái phát hơn 10 tỷ € cổ tức (dividende) cho chủ nhân cổ phiếu mà không đóng một xu thuế cho Nhà Nước Pháp (năm 2011).

Tổng thống Sarkozy th́ chủ trương :

"Entre augmenter les impôts et réduire les dépenses publiques, je choisis la réduction des dépenses"[1]

"Giữa tăng thuế [đối với ai ?] và giảm chi tiêu của nhà nước [cho ai ?], tôi chọn giảm chi tiêu."

Suy luận h́nh thức lợi hại thế đó ! Chẳng có nội dung ǵ cả nhưng vẫn bùi tai ! Hè hè…

Thế là tranh luận tùm lum với nhau nhờ đủ thứ lư luận kinh tế học chứng minh ǵ cũng được, cũng chẳng để làm ǵ. Bàn dân chẳng hiểu ǵ cả nhưng cũng cảm nhận được điều cơ bản này : chính ḿnh sẽ lănh đủ. V́ thế, cuộc đấu đá trên chẳng mấy hứng thú : cá mè một lứa thôi. Và, trong đợt một, các anh cực hữu cực tả chiếm 1/3 số phiếu.

Tại sao lại thế ?

Tại ông Hollande và ông Sarkozy, hầu hết chính khách và đông đảo trí thức, những người làm chủ ngôn ngữ và tư duy thống trị xă hội, đều chấp nhận một tiền đề mà bàn dân càng ngày càng không chấp nhận nổi :

Thị trường tư bản là chân trời không thể vượt được của nhân loại, của tư duy, là định mệnh của đời người, hôm nay và măi măi.

Phải tin vào tiền đề ấy mới thấy chuyện tiếu lâm sau không chết cười :

1/ BCE, Ngân Hàng Châu Âu, không có quyền cho các nhà nước thuộc Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu vay tiền.

2/ Nhưng nó có quyền cho các ngân hàng "tư hữu" (banques privées) vay 1000 tỷ € trên 3 năm với tỷ lệ lời… 1%. Kể như cho vay để lỗ, càng lạm phát càng lỗ !

3/ Những ngân hàng "tư hữu" cho các nhà nước vay một phần món tiền đó với tỷ lệ lời từ 3% (Pháp) đến 10% (Hy Lạp), tuỳ nước.

Lấy tiền của bàn dân Châu Âu (BCE) để vừa cứu văn hay/và vỗ béo anh tư bản tài chính (các ngân hàng và những chủ nợ của nó, gồm các ngân hàng khác và các đại gia của thị trường tài chính) vừa tăng nợ nần của các nhà nước khiến họ càng phải… vay !

"Giải pháp" duy nhất thuận lư, đối với kinh tế gia thời thượng và chính khách của họ là : trực tiếp hay gián tiếp lột da bàn dân từng nước ngay bây giờ và mai sau. Bàn dân PhuLăngXa đă sống trên khả năng của ḿnh (câu nói trứ danh của thủ tướng Raymond Barre, 1976) từ gần 40 năm nay rồi mà. Đáng kiếp…

Quả là ngoạn mục.

Ngày nay, định nghĩa đích thực của tư bản tài chính là : tiền đẻ ra tiền trong nháy mắt và bất tận, không thèm thông qua một quá tŕnh sản xuất thực thụ nào. Nhờ thế mới có chuyên xưa kia ông Soros búng tay thu lời hơn 2 tỷ đôla và ngày nay có những "lương" và tiền thưởng khổng lồ cho một số nhỏ nhân viên của các ngân hàng.

C̣n đầy chuyện khác kiểu ấy… có thể kiểm nghiệm ngay trong đời sống hàng ngày.

Kinh tế gia Châu Âu thời thượng và chính khách của họ suy luận như thế này :

1/ Nhà nước không có quyền tác động vào sư vận động tinh khiết của Kinh Tế Thị Trường, cứ để nó tự điều tiết, và chờ Bàn Tay Vô H́nh của nó mang sự giàu có, ấm no, hạnh phúc cho nhân loại. Trừ khi để cứu văn các ngân hàng, nghĩa là các chủ của chúng, e tutti quanti, hè hè.

2/ Trong lôgíc vận động trên, ngân hàng (một bộ phận cơ bản của tư bản tài chính) giữ chức năng tập trung vốn để[2] :

a/ giúp các anh tư bản chức năng (sản xuất, dịch vụ, kinh doanh), có tiền đầu tư để phát triển sản xuất : tăng trưởng kinh tế bằng Cung.

Đầu tư sẽ tạo thêm công ăn việc làm, tăng sức mua của bàn dân : tăng trưởng kinh tế bằng Cầu.

b/ cho bàn dân vay để tiêu thụ : tăng trưởng kinh tế bằng Cầu. Khả năng tiêu thụ mới sẽ thúc đẩy đầu tư sản xuất và kinh doanh giảm nạn thất nghiệp : tăng trưởng kinh tế bằng Cung.

Thế là bàn dân vui vẻ đóng thuế cho nhà nước trả nợ ngân hàng.

Ḷng ṿng thế nào đi nữa cũng toàn hảo, toàn mỹ…

Cung Cung Cầu Cầu dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đến… cửa nhà Trời !!!

Trên thực tế,

a/ các ngân hàng vẫn d́m chuyện cho các anh tư bản chức năng vay vốn, nhất là các anh nhỏ đang ào ào phá sản, tạo thêm thất nghiệp. Đối với anh tư bản chức năng lớn có thể khác. Nhưng các anh ấy lại thích dùng tiền ấy để đầu tư ở các nước có sức lao động rẻ (délocalisation) và tiến hành tái cấu trúc hoá (restructuration) đuổi người làm ḥng tăng lời và tăng cổ tức (dividende) cho anh tư bản sở hữu.

b/ các ngân hàng vẫn không cho kẻ nghèo túng vay dù họ đành phải vay chỉ để có ăn, mặc, đổ xăng, có một mái nhà che thân.

Kết quả ? Người thất nghiệp càng ngày càng đông (gần 10% người ở tuổi lao động), người sống dưới mức nghèo túng (seuil de la pauvreté) càng ngày càng nhiều, phúc lợi xă hội càng ngày càng giảm, nền giáo dục cho số đông càng ngày càng xuống cấp, e tutti quanti.

Sao BCE "zại zột" đến thế ? V́ tiền đề nêu trên. BCE phải cho ngân hàng vay một cách vô điều kiện ! Sau đó ngân hàng muốn làm ǵ với tiền của dân th́ làm, BCE không được phép có ư kiến, Kinh Tế Thị Trường mà… Dĩ nhiên, ngân hàng bèn "làm tiền". Đơn giản thế thôi.

Mấy tháng nay, ngày nào tôi cũng t́m đọc những bài vở về kinh tế trên báo chí PhuLăngXa. Các gourou kinh tế học lừng danh quen thuộc hầu như biến mất. Chẳng vị nào thèm giải thích cho bàn dân tôi hiểu quy luật tự nhiên, khách quan, khoa học nào khiến những chuyện tiếu lâm và tṛ khỉ trên khả thi, thậm chí cần thiết, để bàn dân PhuLăngXa đừng vô lư nổi loạn, biểu t́nh lung tung như ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, e tutti quanti ; và yên tâm cam phận làm người khốn nạn của hôm nay. Và ngày mai ! Và măi măi ?

Than ôi, "khoa học" kinh tế !

Bạn đời ơi, chúng ta lỡ mê nàng tiên kinh tế học. Kinh tế, cơ bản, không chỉ là quan hệ giữa vật với vật thôi, trong cả hai nghĩa của từ vật, đồ vật và thú vật ; nó c̣n là quan hệ giữa người với người, một loại vật có văn hoá, Marx dám điên điên nói lờ mờ như thế. Và tôi đă điên điên khẳng định đâu đó : con người là một con vật văn hoá.

Thế th́ ta đừng thèm núp sau nàng tiên "khoa học" làm ǵ cho phí thời giờ tới măn kiếp. Kiếp người ! Kiếp ta.

Toán có bao giờ chứng minh được t́nh yêu và những nỗi đam mê ở con người là tất yếu đâu ? Tuy toán có thể h́nh thức hoá những kiểu suy luận của con người. Một người bạn Ziao Chỉ, toán gia không xoàng và có kiến thức văn hoá cũng không xoàng ở PhuLăngXa, đă vạch cho tôi thấy điều ấy qua khái niệm cấu trúc của Lévi Strauss, sản sinh ra chủ nghĩa cấu trúc, structuralisme, ở Tây U, khi Lévi Strauss nghiên cứu những quan hệ gia đ́nh trong một số cộng đồng người. Điều ấy càng khiến tôi tin rằng : toán lư thuyết không nghiên cứu thế giới thực, nó nghiên cứu "lôgíc" của những quá tŕnh vận động của tư duy ở con người. Trong quan hệ của con người với vật giới : tuyệt vời, không ai buồn phủ nhận. Trong những quan hệ khác của con người với đời người th́ thế nào ? Đành hạ hồi phân giải. Xin lỗi những nhà khoa học tứ xứ trong mọi lănh vực gọi là khoa học.

Thôi, trong khi chờ đợi, hăy cùng nhau ung dung làm người tử tế, có "kiến thức", cũng phải tạm thời ít nhiều "" chứ, không th́ nói năng thế nào, với ai ? Cái tâm của ta đáng mấy xu đối với người đời, ta chưa biết. Bấp bênh lắm. Cái tài của ta thế nào, chưa có ǵ chứng minh cả, nhưng người đời dễ dăi hâm mộ, nếu ta có bằng Tiến sĩ, nhất là tiến sĩ Tây U. Ê, tôi đang lạm dụng chữ nghĩa đấy, phải đính chính ngay để bớt hổ thân : tôi chưa hề là tiến sĩ trong bất cứ lĩnh vực kiến thức nào ở bất cứ nước nào, kể cả nước Ziao Chỉ, tôi khẳng định để không bị hiểu nhầm và, qua đó, tủi nhục.

Vậy, trong hoàn cảnh đó, ta cứ liều làm người tự do yêu người đời, yêu chính ḿnh, yêu và thù con vật văn hoá ở ta. Rồi ta chết. Ai mà chẳng chết ?

Nếu có ngày, biết đâu, trước khi chết, ta lại được yêu em th́ tuyệt vời.

Trong tiếng Ziao Chỉ, đó là h́nh thái "bất diệt" của t́nh người.

Trong ta, đó là nỗi đau làm người.

Thế cũng đáng sống và chết lắm rồi, v́ chúng ta cũng sẽ chết thôi. Phải không ? Hè hè…

2012-04-27

 



[1] [1] http://www.lemonde.fr/depeches/2012/04/05/nicolas-sarkozy-ecrit-aux-francais-une-lettre-de-36-pages_1629869.html

[2] Tiền lời chân chính của các ngân hàng chính là để : a/ trả thù lao cho những người thực hiện những dịch vụ trên ; b/ tái đầu tư vào sản xuất để thúc đẩy quy tŕnh tái sản xuất mở rộng (khái niêm của Marx)