ThaoLuan-01

Thảo luận – 01

 

> chỉ là một đứa học văn, có biết chút ǵ về triết của anh đâu mà cũng ôm mộng viết ǵ đấy về cuốn sách của anh, Thật đáng xấu hổ quá, đừng cười tôi nhé.

 

** Tôi không cười. Đó là một điều may mắn. Tôi đă giải thích v́ sao ngay trong chương "Một đặc điểm của kiến thức triết học", bạn đọc lại và suy ngẫm th́ thấy.

1/ Muốn tư duy triết đích thực, phải ngây thơ và liều : dám đặt lại vấn đề về mọi niềm tin, mọi khái niệm của chính ḿnh.

2/ Nhưng ngây thờ và liều với một bộ óc trống rỗng th́ chỉ c̣n bản năng, cảm tính và thành kiến (những niềm tin do những nền văn hoá nhào nặn ra ta nhét vào đầu ta) thôi. Dù thô sơ hay uyên bác, chúng đều không đáng kể, không giúp ta tự giải phóng, tự làm chính ḿnh.

3/ V́ thế hầu hết những người đi vào triết học đều ít nhiều phải bắt đầu học tư tưởng của triết gia đă qua và đương thời. Tôi cũng đă vậy, than ôi.

4/ Nhưng nếu ta học họ một cách chân thành tới mức tŕnh bày được tư duy của họ bằng ngôn ngữ của chính họ th́ ta rơi vào nguy cơ bị ngôn ngữ ấy trói buộc đến mức không sao thoát ra được hoặc chỉ thoát khỏi một cách hời hợt h́nh thức thôi. B́nh thường, thơ văn hơn triết chỉ ở đó thôi : nó phải là ngôn ngữ của một cá nhân. Nhưng triết, khi bắt đầu là triết đích thực… cũng vậy. Phải chăng v́ vậy mà ngày nay có không ít triết gia có văn phong bay bướm lạ lẫm nhưng đọc kĩ th́ chẳng có nội dung đáng kể nào ?

5/ Một khi ư tưởng và ngôn ngữ của họ đă thống trị tư duy của ta, cách duy nhất để thoát ra và tự ḿnh tư duy là… phủ định chính ḿnh. Điều ấy chẳng thích thú ǵ, ít ai dám làm, nhất là… triết gia có môn bài !

6/ Nhưng tôi tin điều này : sau khi ta đă sống, đă tiếp thu đủ thứ thành kiến từ đủ thứ văn hoá, đă nghiệm sinh đủ thứ tốt xấu, đẹp và tồi tệ ở đời, ta măi măi c̣n khả năng phủ định tất cả, phủ định chính ḿnh để chủ động vươn tới tha nhân, vươn tới chính ḿnh. Có thể tôi ngây thơ. Đành vậy.

Một mục đích cơ bản của Tư Duy Tự Do như tôi đă viết trong chương trên, chính là mời độc giả, nhất là thanh niên, tự xây dựng cho ḿnh một thái độ triết học đúng đắn, kể cả trong quan hệ với khoa học. Có người đồng t́nh với ư tuởng của tôi, đương nhiên tôi mừng. Nhưng điều tôi khao khát nhất từ độc giả là : căi tôi, căi nhau, căi chính ḿnh. Một cách có văn hoá, đương nhiên.

Đọc Tư Duy Tự Do khó ở đó thôi.

Ba năm qua, v́ đủ thứ lư do, tôi chán ngán cầm bút, chẳng viết được bài vở dài đáng kể, chỉ lâu lâu, v́ không chịu đựng được, viết vài câu "lang thang chữ nghĩa" về đủ thứ linh tinh. Tất cả chỉ là vận dụng Tư Duy Tự Do để tiếp cận một trăm thứ linh tinh ở đời. Thế mà cũng có người quan tâm. Nay nó đă tương đương với một quyển sách. Tôi mong có ngày nó tới tay độc giả VN. Nó cho phép độc giả thấy mặt trái của những tư duy trừu tượng là cuộc sống hàng ngày như thế nào. "Duy vật" "biện chứng" là như thế. Con người không chỉ là vật chất hay khái niệm, cũng không chỉ là cả hai thôi.

 

> Việt Nam có cái tṛ chỉ sính ngoại

Đúng thế. Tự ti mặc cảm ấy là một kích thước nô lệ trong đầu óc của chính ta. Để không sính ngoại một cách vô lối, chí ít phải làm chủ kiến thức và tư duy của người nước ngoài[1]. Sau đó, có ư ǵ khác, tuỳ bản lĩnh của chính ḿnh.

> suy cho cùng sách với quần áo đều là hàng hóa

Đó là đề tài tranh luận khắt khe ở Pháp nhiều năm liền mới đây. Cũng là mâu thuẫn giữa Pháp với Mỹ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật theo kiểu OMC (tổ chức thương mại thế giới). Cuối cùng, đó là mâu thuẫn cơ bản giữa chế độ tư bản duy lợi nhuận với văn hoá. Ở đây, hiện nay, có rất nhiều Gorki nhỏ, chưa có Gorki lớn nào cả sau khi Sartre từ trần.

Khuynh hướng chung của "văn hoá" thị trường toàn cầu hoá th́ như bạn nói. Chán thật. Để xem sao.

Trong bối cảnh ấy, làm được ǵ cho văn hoá, nghĩa là làm được ǵ cho người đời nay và mai sau được phép làm người tự do th́ cứ làm.

2009-01



[1] Như Trần Đức Thảo trong lĩnh vực triết. Chàng là triết gia Việt Nam duy nhất đă từng tranh luận ngang hàng với các tổ sư triết ở Tây Âu trong thế kỷ 20.