Thị-trường

Như mọi huyền thoại, thị-trường có cơ sở hiện thực của nó từ ngàn xưa, khiến nó, trong tư duy kinh-tế ngày nay, mang một sắc thái khách-quan (Ricardo, Marx) hay linh thiêng (bàn tay vô h́nh của thị-trường), hay "Nobel" kinh-tế học, nửa "khoa học" (nhờ toán học hạng bét) nửa tôn giáo (cũng nhờ toán học hạng bét).

Chẳng có ǵ khó hiểu.

Thị-trường là toàn bộ những trao đổi lao động giữa con người để cùng tồn tại ở một thời đại nào đó, dựa trên khả năng khoa học và kỹ thuật nào đó, trong bối cảnh lịch sử nào đó, xuyên qua một phương-thức-sản-xuất nào đó, với những phương tiện sẵn có của con người.

Ngày nay, chỉ trong một quốc gia khoảng 100 triệu người thôi, mỗi ngày, có hàng tỷ trao đổi như thế.

Bạn sống ở Nha Trang. Sáng sớm, bạn phơi phới ra đường, ghé mua một bát xôi thơm phức mỡ hành, có khi gói lá : bạn đă gia nhập thị-trường. Nếu bạn ở PhuLăngXa, sáng dậy, ủ rũ đi mua một ổ bánh ḿ (khi gần nhà bạn c̣n có tiểu chủ làm và bán bánh ḿ) "truyền thống", bạn cũng đă gia nhập thị trường. Đời nay, chẳng mấy ai sống được ngoài thị-trường.

Một lượng quan hệ kinh-tế-xă-hội như thế, ai mà quản lư "on line", "real time" nổi ?

Thế mà, ngày nay, nhờ "khoa học", đặc biệt là những mô h́nh toán học, nhờ kỹ thuật, đặc biệt là tin học, và với quyền lực kinh-tế tuyệt đối, anh Tư-bản lớn ngày nay đă có thể quản lư ở mức quyết định một số quan-hệ kinh tế quyết định đời sống hàng ngày của bàn dân tại những quốc gia.

Thị-trường toàn cầu hoá đă và sẽ cho phép anh vượt qua mọi khủng hoảng. Chí ít cả trăm năm nữa.

Nó không cho phép anh vượt qua căn bệnh chí tử cố hữu của chính ḿnh.

Ngược lại, những công cụ mà chính anh tạo ra để chi phối và làm chủ thị-trường, sẽ có ngày cho phép loài người hết nô lệ thị-trường ? Đó là một niềm tin của Marx. Về mặt khả năng, tới nay, không hăo tí nào.

Để xem.

2012-12-15