YeuChet-1

Yêu – Chết – 1

Bạn bảo ta :

> Đọc một quyển sách khác đọc một màn hình trên computer rất nhiều.

** Hai hành-động đó đều thể hiện quan-hệ của ta với chữ nghĩa, nhưng chúng hiện-sinh trong hai không-thời gian rất khác nhau, đều ảo và đều thực vì nó là quan-hệ của một con người với chữ nghĩa. Có thể tạm gọi : quan hệ giữa độc giả với tác giả xuyên qua 2 hình thái văn bản khác nhau. Riêng với văn bản in, ta xin nói rõ :

1/ YêuChếtmột song truyện, trong ý này : cùng nội dung chính, nhưng hiện-sinh ở hai thời điểm khác nhau của một kiếp người, thời điểm để yêu và thời điểm để chết.

2/ Vì thế :

a/ cả hai truyện chỉ là chuỗi ngôn từ liên miên không có trang số. Số trang là một cách ta chia cắt không gian và sắp xếp thời gian theo tư duy khoa học thông dụng ngày nay. Văn bản này không có số trang. Không-thời gian của nó là không-thời gian cá biệt của tác giả. Và của độc giả : còn thích thì đọc, không thích nữa thì ngừng, nhưng không thể nào biết được mình đã đọc bao nhiêu. Hè hè…

b/ cả hai truyện bắt đầu bằng cùng một lời mời : hai câu thơ của Beaudelaire, chẳng Ziao Chỉ tí nào…

c/ cả hai truyện kết thúc bằng cùng một lời hứa : hành-văn.

d/ cả hai truyện kết thức bằng một ngôn từ : sự im lặng.

Và một mặt giấy trắng.

Yêu hoặc Chết, bắt đầu đọc với truyện nào cũng thế thôi.

3/ Điều ấy thể hiện trong cách trình bày :

a/ In 2 truyện ngược với nhau : cầm quyển sách, bắt đầu đọc Yêu hay Chết cũng được, nhưng không thể đọc tuần tự cả hai truyện như trong một ý tưởng lừng danh về YêuChết trong văn học Tây Âu (ÉrosThanatos). Phải bắt đầu mỗi truyện như nhau. Sau đó, phải lật ngược sách để đọc tiếp. Nhưng muốn đọc sách theo chiều nào cũng thế thôi : xuất phát như nhau, kết thúc như nhau. Hè hè…

b/ Đọc truyện nào trước thì cũng bắt đầu bằng sự im lặng (giấy trắng) và cũng kết thúc bằng sự im lặng (lời và giấy trắng). Muốn đọc tiếp, phải lật ngược sách, đọc, và… cũng vậy. Từ Yêu tới Chết, từ Chết về Yêu, đời người chỉ có thế thôi…

c/ Khi ta đã thực hiện quá trình ấy, ta đã làm gì ? Còn lại gì ?

Ta đã đi từ cõi vô ngôn để trở về cõi vô ngôn (giấy trắng).

Còn lại (có thể thôi) một tiếng nói của một con người ở đâu đó, ở thời điểm nào đó, mà người đời, nếu thích, gọi là… văn chương.

Dĩ nhiên, đây là một trò chơi. Văn chương đạt, không cần đến những tiểu xảo này. Tuy… Hè hè…

> Hay, như trong âm nhạc, là một dấu lặng cần thiết sau sự bùng vỡ của những cảm xúc bị dồn nén.

** Đây là lời bình luận xác đáng đối với song truyện này.

2010-09-09