MatTichDeTruongTon

 

Mất tích để trường tồn

Đọc La disparition của  Georges Pérec

 

Trong văn chương Pháp, La disparition là tác phẩm có một không hai : suốt 300 trang không hề dùng nguyên âm thông dụng nhất trong tiếng Pháp : e, è, é, ê !

Tuyệt vời !

Tôi chờ đợi văn phong cứng nhắc, gượng gạo. Hoàn toàn khác ! Trơn tru, thanh thoát, đích thực văn chương. Không biết trước chuyện ấy, có lẽ tôi không phát hiện ra. Không chỉ thế : nội dung khớp với h́nh thức, hấp dẫn, có nhiều suy nghĩ hay ! Thế này nhé.

1. Tựa : La disparition. Mất tích...

2. Lời nói đầu : một nhân giới như mất nền tảng, thiên hạ chém giết nhau tùm lum, điên cuồng, phi lư, không sao hiểu nổi...

3. Chương 1. Nhân vật chính xuất hiện : Anton Voyl[1] ! Chàng mắc bệnh mất ngủ kinh niên. Trong lúc chập chờn, nửa tỉnh nửa mơ, nửa thực nửa ảo, chàng thấy thế giới chằng chịt hiện vật, dường như thiếu một cái ǵ cho phép nó trở thành thể thống nhất có thể thấy rơ, hiểu được. Đặc biệt, chàng bị thảm dệt trong pḥng ḿnh ám ảnh. Tùy góc độ nh́n, chàng thấy đủ thứ h́nh ảnh chồng chéo, lúc rơ lúc mơ hồ. Có lúc chàng tưởng ḿnh đă t́m ra, đă nh́n thấy bí mật của hiện thực, chàng chồm dậy kiểm soát th́, hỡi ơi, đă quá muộn, luôn luôn quá muộn : nó đă biến mất !

Chương 2. Cũng đại loại vậy, với nội dung : thế giới thực / ảo, ciné, tiểu thuyết ! Zui chơi chữ nghĩa đến thế, siêu thật !

Từ chương 3, truyện biến thành tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, hồi hộp, đầy dấu hiệu hàm hồ, và nội dung... văn học !

Anton Voyl gửi một lá thư hàm hồ cho bạn thân rồi... biến mất... Lá thư cho biết Voyl đang sợ chết, sẽ phải bỏ đi... Lá thư chấm dứt bằng câu bí ẩn : « Thôi, ta đem 10 chai whiskys ngon cho tên luật sư đểu cáng hút thuốc trong vườn bách thú. »

Bạn thân nhất của Voyl xuất hiện : Amaury Conson[2]... Chàng lo bạn bị hại, đi t́m. Đến nhà Voyl, chàng thấy y hệt xưa, chỉ thiếu Voyl, không điều ǵ cho phép hiểu tại sao Voyl biến mất... Chàng đọc album do Voyl để lại, một loại nhật kư, khám phá : Voyl đă thử tŕnh bày điều ám ảnh ḿnh bằng tiểu thuyết !

Tiểu thuyết bắt đầu bằng một truyện nhại huyền thoại Hy Lạp cổ Oedipe et le Sphinx[3], đùa Lacan, rất duyên. Tôi đọc truyền thuyết Oedipe từ thời trung học, khi hai ba năm liền « phải » học huyền thoại Hy Lạp - La Mă. Sau này, tôi đọc vô vàn sách, bài vở về phức cảm Oedipe. Thế mà gần tới cuối truyện tôi mới đoán được chuyện ǵ ! Đoạn chót, mô tả chàng Voyl tự xiềng ḿnh vào một ḥn đá giữa đảo hoang[4], tự bỏ đói, người nhỏ dần, teo lại và... biến mất... Biến đến nỗi khi Hội nghị giáo chủ phái người tới đón chàng về làm Đức giáo hoàng, chẳng c̣n dấu vết ǵ cả. Chỉ c̣n trơ trơ một thế giới đầy đặc trong đó một người đă từng sống, từng yêu, từng đau khổ tới chết, chỉ v́ không biết sự thực nên phạm trọng tội, đành tuân định mệnh tự bào ḿnh thành hư vô, và mất tích. Tuyệt !

Sau đó, tiết mục Moby Dick, nhại Herman Melville. Rất hay, rất văn chương, cùng nội dung siêu h́nh của La disparition.

Conson khám phá ở bạn ḿnh một kẻ uyên bác, sử dụng tài t́nh tiếng Anh, tiếng Đức và nhiều tiếng khác, cũng không dùng nguyên âm e ! Tiếng Đức, c̣n dễ, chứ tiếng Anh th́ kinh hoàng. Trong tiếng Anh, nguyên âm e phổ dụng nhất. Cứ đọc Le scarabée d’or của Edgar Poe th́ biết. Ngoài ra, Voyl c̣n am hiểu toán, triết (ghẹo Kant và Spinoza, rất triết vị) vân vân và vân vân...

Conson ra vườn bách  thú, trên đường gặp Olga, người yêu Voyl, đang đi kiếm Voyl... Mấy câu chót trong bài thơ Voyelles trứ danh của Rimbaud thế này (tôi nhấn mạnh) :

O, suprême Clairon plein des strideurs étranges,

Silences traversés des Mondes et des Anges :

- O l'Oméga, rayon violet de Ses Yeux !

Tiếng Pháp dùng nguyên âm e nhiều nhất dưới dạng e câm ! Im lặng của kiếp người toát ra từ ánh mắt tím của Em ! Ai từng yêu màu tím hoa sim, ắt hiểu... Tím gan đấy, chẳng đùa đau.

Trong vườn bách thú chẳng có dấu hiệu nào cả. Bỗng nhiên, ở góc vườn, Conson thấy một người đang ngồi hút cigarillo. Chàng sấn tới, hỏi :

- Ông biết gần đây có một luật sư nào không ?

- Luật sư duy nhất ở đây là tôi. Ông cũng nhận được lá thư của Anton Voyl hả ?

Té ra luật sư Hassan, người Maroc, cũng là bạn của Voyl. Luật sư cho biết : một tháng trước khi Voyl biến, chàng mang gửi tại nhà ông một thùng văn bản gồn 26 hộp tài liệu... Ông bảo :

- Voyl đă biến mất, chàng không có gia đ́nh họ hàng thân quyến, vậy tôi trao lại Conson thùng văn bản đó, may ra Conson t́m thấy trong đó vài dấu hiệu để kiếm Voyl. Luật sư phải đi xa ngay nên hẹn tối thứ hai tuần sau tại nhà ông.

Luật sư :

- Tôi đến đây hút cigarillo v́ lá thư của Voyl chứ chính tôi không hút x́-gà bao giờ. Tôi cũng chẳng uống whisky bao giờ.

- Thế th́ 10 whiskys chẳng có nghĩa ǵ cả.

- Không hẳn. Thứ hai tới, tại Longchamp, trong cuộc đua ngựa có trận với 26 con tham dự, ba ngựa có khả năng thắng là : Whisky 10, Scribouillard, Capharnaüm. Mày tới đó xem có dấu hiệu ǵ không. Tối, trở về nhà tao lấy thùng văn bản.

TạiLongchamp, Conson, Olga và ông cẩm Ottavio được tin : Whisky 10 đă bỏ cuộc, chỉ c̣n 25 c̣n ngựa đua với nhau... Whisky 10 mang bảng hiệu số 5[5] ! Chính v́ Whisky 10 biến mất mà Scribouillard (bọn viết lách linh tinh) tự-ngă-gục (s’abat), và Capharnaüm (mớ đồ hẩu lốn) chiến thắng. Tuyệt !

ConsonOttavio đến nhà luật sư, ngồi đợi trong pḥng khách, bỗng nghe la thất thanh. Bổ vào pḥng bên, thấy trạng sư đă bị dao găm tẩm cyanure đâm thấu lưng, lều khều chỉ thùng văn thư rồi chết. Mở thùng văn thử, đếm đi đếm lại, chỉ c̣n 25 hộp... Tác giả bèn bỏ nhỏ : « Bạn đă đọc tôi, hẳn biết hộp nào đă biến mất. Nếu bạn đă đánh cá là hộp số 5 th́ bạn đă thắng cuộc » ...

Từ đó cuộc điều tra trở nên phức tạp, hao hao giống vụ Ben Barka, người lănh tụ kháng chiến Maroc bị ám sát mất xác...

Đám tang luật sư. Một đoạn văn ngoạn mục về thế giới lem nhem của bọn chính khách, tài chính, luật gia, công an, v.v. Kết thúc ngoạn mục : khi đám người khiêng quan tài đi, một người trợt chân ngă, nắp quan tài mở tung, mọi người kinh hoàng : xác đă biến mất...

Thôi, không kể thêm, để bạn đọc thưởng thức chứ !

La disparition, đọc đi đọc lại, ngay sau khi đă phát hiện những ch́a khoáđể đọc văn bản, chắc chắn độc giả vẫn có thể phát hiện nhiều điều lư thú mà ḿnh chưa phát hiện được trong những lần đọc trước. Vậy, để độc giả thưởng thức tối đa, ngay trong dịp tiếp cận đầu, xin nếu một số ch́a khoámà tôi đă phát hiện.

1. Điều ai cũng biết : 300 trang mà không một lần dùng tới nguyên âm : e, é, è, ê ! Đoạn chót, để mở đường cho giải đáp và kết thúc tiểu thuyết, có một khúc văn không dùng luôn cả nguyên âm a, à, â ! Kinh thật.

Nên chịu khó đọc với vài quyển từ điển trong tay v́ :

a/ ngữ vựng phong phú lạ lùng, ta không thể nào biết hết.

b/ nhiều từ tiếng Pháp cổ, ta chỉ có thể biết một vài nếu ta đă học tiếng Pháp dạy theo kiểu xưa : Vente l’ore et li raime crolle (souffle l’orage et tombe la pluie)

c/ nhiều từ mới, chàng sáng tác ra từ gốc Latinh, HyLạp, Anh, Đức, Ư...

d/ chơi chữ đủ mọi kiểu.

e/ nhiều câu chỉ thấm thía khi liên hệ được nó với tổng thể của tác phẩm.

Những ch́a khoá chính :

- nguyên âm e, é, è, ê

- 26 : số chữ cái trong tiếng Pháp,

- 25 : số chữ cái trong tiếng Pháp trừ nguyên âm đă biến mất

- 6 : số nguyên âm trong tiếng Pháp

- 5 : số nguyên âm trong tiếng Pháp trừ nguyên âm đă biến mất ! Cũng là số nguyên âm mà Rinbaud tặng màu trắng trong bài thơ Voyelles. Đồng thời : thứ tự của nguyên âm e trong bộ chữ cái !

- 2 : thứ tự của nguyên âm e trong bộ nguyên âm !

- màu trắng : E blanc trong bài thơ trứ danh nhất của Rimbaud !

Nhưng c̣n nhiều lư do khác !

2. Tiểu thuyết hay, hấp dẫn, zui !!! Cực hiếm đó !

3. Văn phong lạ lẫm chưa từng thấy, chỉ có thể có được với thứ ngôn ngữ què quặt này : một quan-hệ với tiếng Pháp có một không hai ! Tinh nghịch, cười cợt, quay cuồng, ám ảnh, dâm, thơ, v.v., có hết !

4. Nôi dung cực phong phú, sâu sắc, rất hiện đại, không chỉ liên quan tới văn chương Pháp : văn chưong, văn học, văn hóa, tiềm thức học, chính trị, v.v. (quyển sách này có nói tới chiến tranh VN và nhiều chuyện khác của thời đại ấy)... đặc biệt là những suy luận về văn chương, về nghệ thuật viết tiểu thuyết ! Món cuối này, đặc biệt thú vị v́ tác giả đồng thời thực hiện những điều ḿnh nói bằng chính tác phẩm của ḿnh ! Tuyệt !

5. Kỹ thuật dựng truyện, dẫn dắt lời kể, tuyệt vời, từ tổng thể tới chi tiết của câu, chữ, kư hiệu, đặc biệt kư hiệu trắng !

Tôi chỉ đưa 2 trong vô vàn thí dụ để bạn đọc h́nh dung :

a/ corpus của tiểu thuyết gồm... 6 phần... Tổng cộng 26 chương...

Trong quá tŕnh đọc, không liên tục, có một lúc tôi có cảm giác lạ lạ như thiếu hụt một điều ǵ. Lâu sau, khi đă hiểu một số ch́a khóa, tôi bỗng nghĩ tới, lật lại quyển sách xem sao. Thiếu phần 2 và chương 5 ! Ở đó, chỉ có trơ trơ một tờ giấy trắng không có số trang, chẳng có chức năng ǵ cả ! Tờ giấy trắng ấy đă thành văn bản của tiểu thuyết ! Như một bức tranh trừu tượng trứ danh thuở nào ấy mà. Tuyệt !

b/ khúc văn mở đường giải quyết bí mật của truyện trinh thám này : Aloysius Swann, nghĩa là Signal Blanc, đưa cho Octavio, người con thứ 6, cũng là người phải chết sau cùng trong 6 anh chị em của cái gia đ́nh phải bị tru diệt này (5 nam 1 nữ : e câm là kư hiệu của giống cái !) đọc một bản báo cáo rồi giải thích : hoàn toàn không có nguyên âm a. Mọi người đang kinh ngạc, bàn tán, Octavio xin đọc lại rồi đột nhiên kinh hoàng, run sợ, ngắc ngoải nói :

- Nhưng mà cũng không có luôn cả (nguyên âm)... (trắng)

Octavio bỗng căng phồng như quả bóng, nổ tung, biến mất, chỉ c̣n lại tí xíu tro trắng hếu như tàn thuốc x́gà (ngon). Hiện thực huyền ảo có nội dung tư tưởng đó...

Nhân vật cuối cùng phải chết, cha 6 nhân vật đă bị giết, chết như thế này :

D’un trait, il raya Arthur Wilburg Savorgnan qui s’affaissa, mort.

 

Câu đầu trong bài thơ Voyelles của Rimbaud thế này :

A noir, E blanc, I rouge, U vert, 0 bleu: voyelles,

Je dirai quelque jour vos naissances latentes.

 

Câu văn kết thúc tiểu thuyết :

la mort nous a dit la fin du roman[6].

Tuyệt ! Khi ta nghĩ tới những ǵ tác giả đă viết về nghệ thuật viết tiểu thuyết ngay trong tiểu thuyết này.

Có lẽ đây là tiểu thuyết trinh thám hiếm hoi mà sau khi đă biết cốt truyện, đọc đi đọc lại vẫn thú vị, bổ ích : tuy đă được xử dũng tài t́nh, h́nh thái trinh thám của tác phẩm chỉ là h́nh thức, công cụ.

 

Văn chương đặc thù ở chỗ dùng ngôn-từ làm vật liệu. Ngôn-ngữ là của chung người đời nên ngôn-từ « tự nó » có một số nghĩa gọi là ư-chung, ghi trong từ điển. Ai cũng biết, tác phẩm chỉ có ư-chung th́ chỉ có chức năng thông tin, không thành văn, không nghệ-thuật. Nhờ đâu ngôn-ngữ chung của người đời trở thành ngôn-ngữ nghệ-thuật riêng của một người qua một tác phẩm ? Nhờ tính nhập nhằng của ngôn-ngữ ! Mỗi ngôn-từ riêng lẻ đều có định nghĩa, đều không nhập nhằng. Nhưng, xuyên qua quá tŕnh đọc, nhiều ngôn-từ hội tụ, có thể lây nghĩa qua nhau, khiến chữ nghĩa xao xuyến, ngây ngất, sững sờ, khiến ta cảm nhận chúng khác thường : mỗi từ vẫn nguyên ư nghĩa, nhưng tất cả dường như truyền điều ǵ khác mà ư-chung không thể truyền được. Điều ấy, người đời gọi là văn phong hay chất thơ của tác phẩm.

Tôi vẫn đi, không thấy phố, không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

Mưa có thể sa trên mái tôn, mái ngói, ngọn cờ. Đó là quan-hệ vật-lư giữa những vật-thể. Mưa sa trên màu sắc sao được ? Trong thế giới thực làm quái ǵ có vật-thể nào gọi là màu, bất kể màu ǵ, có khả năng hứng mưa ? Bạn cứ thử đem màu sắc hứng nước mưa th́ biết. Màu sắc (là) h́nh-thái quan-hệ nhục-cảm giữa một người với thế-giới tự-nhiên. Nó không có thực ngoài quan-hệ đó. Cứ hỏi chàng mù hay nàng cú th́ biết.

Muốn thông tin chính xác, phải viết :

Chỉ thấy mưa sa trên cờ màu đỏ

Nhà thơ không có nhu cầu ấy. Chàng không chỉ muốn thông tin, chàng muốn chia xẻ nỗi niềm ḿnh với người đời. Trong nỗi niềm ấy, có tất cả : quan-hệ vật-lư với vật-giới, quan-hệ nhục-cảm và giá-trị với thế-giới, người đời ở một nền văn-hóa trong một hoàn cảnh lịch sử. Đọc câu thơ của Trần Dần, ta chưa kịp hiểu ǵ đă lịm người, buồn bă, kể cả khi ta chưa biết ǵ về vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đó ta hiểu ư-nghĩa, giá-trị mà những câu thơ ấy truyền tùy theo kiến-thức và nghiệm-sinh của ta về thời đại của ḿnh hay của người khác.

Nhà văn nào cũng ít nhiều biết sử dụng tính nhập nhằng, hàm hồ của ngôn ngữ để viết văn. Điều ấy gọi là kỹ thuật viết văn, là nghề của thợ chữ. Nhưng, dù là thợ chữ cừ khôi, dù vận dụng cùng kiểu viết, có khi thành văn, có khi không. V́ sao ? V́ trí tưởng tượng, kỹ thuật dựng truyện, đưa đẩy lời kể, tài năng mài câu giũa chữ, chưa bao giờ biến được ngôn ngữ thành văn. Muốn ngôn ngữ chung của thiên hạ biến thành văn riêng của chính ḿnh đối với người đời, bất kể bàn chuyện ǵ, hiện thực hay hư cấu đến đâu, dưới bất kể h́nh thái và kỹ thuật viết nào, nhà văn phải dám và biết viết chính ḿnh, biết hành văn và, cơ bản hơn cả, cái ḿnh ấy c̣n điều ǵ đáng thành văn, đáng tồn tại trong ḷng và suy tư của người khác th́ ngôn ngữ mới thành văn. V́ thế, trong văn chương Pháp, thế kỷ 20, có cơ man tác phẩm sử dụng tài t́nh kỹ thuật viết văn kinh điển hay vănmới lạ, trong đủ thứ đề tài, theo đủ thứ kiểu, có lúc trở thành thời trang, bán hàng chục triệu cuốn, không c̣n bao nhiêu tác phẩm người Pháp coi là... văn chương, đáng đưa vào chương tŕnh giáo dục tương lai của họ ! Tóm lại : chữ nghĩa chỉ biến thành văn khi có nội dung, nhục cảm đáng để đời xuyên qua một cách sử dụng ngôn-ngữ thích hợp và, do đó, thực sự mới lạ v́ nó thể hiện quan-hệ của một cá-nhân trong kích thước cá-biệt của nó với kiếp người trong một hoàn cảnh vừa cá biệt, vừa chung với mọi người, xuyên qua một ngôn-ngữ vừa chung vừa riêng.

Văn La disparition đặc biệt ở đó. Cốt truyện : truyện trinh thám hàm hồ, vớ vẩn, không thể tin được, chính tác giả liên tục nhắc cho độc giả thấy, chỉ là tṛ chơi chữ nghĩa zui zui thôi. Nhưng câu văn, ư tưởng, h́nh ảnh, v.v. lại hoàn toàn mạch lạc như trong văn kinh điển Pháp, rơ nghĩa, không hàm hồ kiểu « mưa sa trên màu », ai cũng hiểu được, và hiểu đúng nghĩa. Thế mà, đọc hết tác phẩm, ta vẫn cảm thấy ta chưa hiểu hết, ta vẫn thiếu hụt điều ǵ... Theo tôi cảm nhận hôm nay, khi Georges Pérec đă chết, sẽ chẳng bao giờ trả lời ai, điều ta cảm thấy thiếu hụt, chính là sự hiện diện ở đời của một người đă dám đ̣i hỏi đời người phải có điều ǵ khác ngoài mất mát, thiếu hụt trường kỳ. Lại mất mát, thiếu hụt trong ngôn ngữ, h́nh thái tồn tại vượt sinh giới của con người ! Điều đó, chính là La disparition, tác phẩm văn chương để đời của Pérec... Tuyệt !

V́ ngôn ngữ ở đây thiếu âm thanh dịu dàng êm ả nhất trong các nguyên âm Pháp, nhịp văn đặc biệt hối hả, quay cuồng, ám ảnh. Có lúc cười vang điên loạn.

La disparition đề cập tới nhiều vấn đề văn chương, văn học, văn hoá, đôi khi nghiêm trọng của thời đại này. Với giọng văn tinh nghịch, cười cợt lư thú ! Tác giả đă tự thưởng cho ḿnh, ban cho độc giả những giây phút thi vị lạ lùng. Chàng đă sáng tác áng văn miên man, hấp dẫn và... zui ! Điều cực hiếm trong văn chương Pháp từ Rabelais, qua Voltaire cho tới ngày nay. Hè hè...

Phan Huy Đường

07-2006



[1] Voyelle : nguyên âm !

[2] Consonne : phụ âm !

[3] Lúc Pérec viết tiểu thuyết này, mẹ của chàng vừa mới chết, nhiều nhà b́nh luận cho rằng chàng đă viết tác phẩm này để vừa tỏ vừa che sự mất mát đó : cả một tuổi thơ.

[4] Có lẽ liếc t́nh huyền thoại Prométhée, vị thần Hy Lap đă mang lại ngọn lửa trí tuệcho nhân loại nên bị xiềng vào một ḥn đá và bị đại bàng mổ gan, gan bị mổ tới đâu, mọc lại tới đó !

[5] Thứ tự của e, è, é, ê trong bộ chữ cái Pháp.

[6] Cái chết đă cho ta biết ư nghĩa của tiểu thuyết ! Trong câu này la fin có thể có mấy nghĩa sau : sự kết thủc (đúng thế), sự lâm chung, mục đích, cứu cánh !