DienDan99

Ba ngôi mới của biện chứng

Đọc sách (*)
 Penser Librement
của Phan Huy Đường

Hàn Thuỷ

 

Ba ngôi này không c̣n là “ khẳng định, phủ định, phủ định của phủ định ” nữa, ít ra là ở phần đầu gần 40 trang. Trong đó tác giả nói rất nhiều lần về tư tưởng biện chứng (không những thế, c̣n khẳng định con người không thể thoát khỏi tư duy biện chứng). Thế nhưng người ta không t́m đâu thấy trong phần này những chữ có thể nói là “ totem ” như ở trên, hiếm lắm mới thấy chữ “ mâu thuẫn ”.

Đây không phải là một tṛ chơi văn học, tuy có làm cho người ta ngỡ ngàng. Đây là một cách tiếp cận thực sự triết học, nghĩa là thực sự giành cho ḿnh quyền tự do khởi đầu từ chỗ khởi đầu ḿnh thấy là bao quát nhất. Mạch ngầm trong thái độ tư tưởng ở đây : tư duy con người không thể thoát ra khỏi thân phận con người, nằm trong ba “ thế giới ” lồng vào nhau : thế giới vật chất, thế giới của sự sống, và thế giới của tư tưởng. Tư duy biện chứng trước hết là tự ư thức và chất vấn những quan hệ rất năng động giữa hành vi và tư duy của con người với ba ngôi : vật chất, sự sống, và tư tưởng con người, không những trong mỗi hành vi nhỏ nhất, mà c̣n trong cả lịch sử h́nh thành của chúng. Con người là con người ba kích thước (với một kích thước thời gian mặc nhiên ẩn tàng) : là vật chất, là sống, và là có tư duy, dù anh muốn hay anh không muốn biết điều đó. Quan trọng nhất trong tư duy biện chứng không phải là ba ngôi đó, mà là quan hệ của nó với ba ngôi đó.

Một tiếp cận độc đáo. Người đọc sách này thấy rất thuyết phục. Không phải chỉ v́ bước đầu đó không bẻ vào đâu được, mà c̣n v́ cái nh́n bao quát và năng động này có tiềm năng đề cập đến những vấn đề đang và sẽ đặt ra trong thời hiện đại : tính khách quan của các lư thuyết khoa học, quá tŕnh h́nh thành sự sống từ vật chất, và h́nh thành tư duy từ sự sống...

Nhưng khi đặt chủ thể tư duy, cũng có nghĩa là chính bản thân ḿnh, trong cái không gian ba chiều đó, tác giả đă mặc nhiên mang nhiều món nợ phải trả. Trước hết là : tại sao bây giờ mới có anh Phan Huy Đường viết cuốn sách này ? Tại sao anh dùng chữ “ biện chứng ” lạ thế ?... V́ tư tưởng và ngôn ngữ của anh cũng như của tôi đều h́nh thành trong lịch sử và mang nặng dấu ấn của quá khứ.

Thế là ta được mời gọi đi vào thế giới triết học của Phan Huy Đường, rất tự nhiên và luôn luôn nhất quán. Tự nhiên th́ có vẻ dễ, nhưng tự nhiên và nhất quán th́ không dễ, thêm vào đó một cái nh́n đôi khi rất bao quát th́ thật không dễ chút nào. Nhưng ở đây chúng ta có thể cám ơn tác giả đă cố gắng viết một cách dễ hiểu nhất. Điều đó thể hiện trước tiên ở những cảnh báo về ngôn ngữ, cũng một truyền thống triết học kinh điển. Cảnh báo của tác giả “ tại sao ngôn ngữ biện chứng lại khó thế ? ” có sức thuyết phục cao, và hiện đại (trong cái nghĩa chỉ con người hiện đại mới thấy nó rơ ràng hơn) : đó là v́ thái độ khoa học cổ điển đă đẩy lùi thái độ biện chứng sơ khai.

Thế là phải bắt đầu từ ông Descartes, người đầu tiên tách bạch rơ rệt thế giới vật chất và thế giới tư duy, đặt nền móng cho khoa học cổ điển, nhưng chủ yếu là bỏ quên sự sống nằm giữa. Trong phần hai của cuốn sách, tác giả điểm nhanh qua thế giới quan của Descartes và những người thừa kế ông : Kant, Hegel, Sartre... qua cái nh́n biện chứng nhất quán và bao quát như nói trên. Để đi tới tŕnh bày (theo hướng kết hợp với Hiện Tượng Luận của Husserl, do Sartre, rồi Trần Đức Thảo, khai mở) thái độ triết học nền tảng của chính ḿnh : đó là thuyết duy vật biện chứng của Marx và Engels, đến đây chúng ta mới thấy trở lại các quy luật của biện chứng đă được vỡ ḷng về triết học Mác Lênin ở đâu đó.

Dĩ nhiên trước một tác phẩm ngắn chưa tới 200 trang như vậy người ngại đi vào triết học sẽ có thể thấy khó, và người đă quen đọc triết th́ lại có thể thấy sơ sài. Nhưng theo tôi như thế là vừa đủ cho một bước khởi đầu, nó đặt ra rất nhiều vấn đề có thể và cần phát triển tiếp, nhưng nó cũng đă đưa lại nhiều hứng thú. C̣n những nhận định về các triết gia khác, xin để bạn đọc chuyên sâu hơn đánh giá.

Một hứng thú với tôi là đọc các đoạn tác giả viết về Sartre. Thú thực tôi có cuốn lÊtre et le Néant từ lâu, nhưng sau khi đọc thử vài trang đă vội vàng “ kính nhi viễn chi ” nó lên tầng cao của tủ sách. Nhưng đọc Phan Huy Đường rồi th́ lại muốn đọc Sartre, muốn, nhưng thú thực vẫn chưa... Một thí dụ thấy phát triển thêm nữa th́ sẽ đụng nhiều vấn đề : khi tác giả nói về “ biện chứng của tự nhiên ”, trên quan điểm phải hiểu như “ biện chứng trong cái nh́n của con người về tự nhiên ” để bác lại những phê phán của Sartre với Engels. Rất hay, và theo tôi nó lại đẻ ra một vấn đề c̣n hay hơn nữa : thế th́ “ lượng biến thành chất ” có phải là một quy luật liên chủ quan (intersubjectif) không ? Khi nào th́ ai cũng thấy lượng biến thành chất, như nước biến thành hơi nước, và khi nào th́ không phải ai cũng thấy, như quyết định tổng tấn công mùa xuân 75 đưa tới chấm dứt chiến tranh. Quyết định đó có phải là sự vận dụng “ biện chứng khoa học ” không ?

Vài thí dụ thôi, v́ đây không phải là chỗ thảo luận với tác giả trên rất nhiều vấn đề kinh điển rất lớn như vậy mà cuốn sách này gợi ra.

Có lẽ lôi cuốn hơn cả là phần ba. Một người trí thức theo Mác và theo Sartre dấn thân như tác giả dĩ nhiên không thể không có những nhận định của ḿnh về các vấn đề thời sự. Ở đây ta gặp lại một Phan Huy Đường nồng nhiệt và sắc bén, không để ai thờ ơ, như trong những bài viết ngắn của “ Vẫy gọi nhau làm người ”, trên những chủ đề tổng quát hơn. Nhưng cái nồng nhiệt sắc bén đó sợ rằng đôi khi đi quá đà, dễ gây dị ứng, như chẳng hạn trong chương 9 khi tác giả bàn về kinh tế thị trường. Phủ định “ cả gói ” cái gọi là “ kinh tế học tư bản ” như vậy th́ tôi, tuy rất dốt về kinh tế, thấy ngại quá.

Nếu bạn đă thích đọc Phan Huy Đường từ trước qua các b́nh luận chính trị, văn học nghệ thuật, th́ với cuốn “ Tư duy tự do ” này có lẽ bạn sẽ hiểu thêm phần nào tại sao tác giả có văn phong nồng nhiệt và sắc bén. Phải chăng v́ tác giả đă tự trang bị được cho ḿnh một phương pháp tư tưởng lợi hại ?