TDTD512VanChuong

Tư-duy tự-do

III. Những nền tảng của kiến-thức

12. Văn-chương, máu thịt của ngôn-từ

Một nghệ-thuật bằng ngôn-từ

Văn-chương dùng ngôn-từ làm vật liệu, làm vật-thể-tạo-nghĩa. Trong nghĩa nào đó, nó không khác nghệ-thuật khác. Quả nhiên có một h́nh-thái nghệ-thuật bấp bênh bằng ngôn-ngữ, tiêu biểu là thơ. Một bức tranh là một vật-thể, chẳng ai phủ-nhận điều ấy. Vật-thể ấy tải nghĩa, ta linh-cảm, chấp nhận, mong chờ điều ấy. Nó chuyên chở ư-nghĩa ǵ ? Mỗi người tự định lấy, không ai áp đặt được, nghệ-sĩ, nhà phê b́nh hay công chúng cũng vậy. Chính v́ ư-nghĩa ấy không có ư-nghĩa. Nó là một lời kêu gọi câm sáng-tạo nhân-tính cho thế-giới này, một ước ao nhân-cách bập bẹ, một vẻ đẹp tiền-ngôn-ngữ, tiền-tư-duy. Màu sắc, âm-thanh, h́nh thù, h́nh khối, hương vị, là điều ta chia sẻ với thú-vật, là toàn bộ quan-hệ nhục-cảm với thế-giới tạo nên phẩm-chất của cuộc sống. Đối với mọi h́nh-thái của sự-sống. Nó là ngưỡng cửa của tư-duy, nhưng cũng chỉ là ngưỡng cửa thôi. Một vực thẳm ngăn cách nó với thế-giới đặc-thù người, thế-giới ngôn-ngữ. Vươn qua vực thẳm ấy, người nghệ-sĩ gieo lời kêu gọi bằng màu sắc, âm-thanh, h́nh thù. Lời kêu gọi ấy là và không là màu sắc, âm-thanh, h́nh thù. Kêu gọi ai ? Tất cả mọi người. Để làm ǵ ? Chẳng để làm ǵ cả. Để hướng tới cái đẹp. Kêu gọi mọi người nh́n nhận một con người. Ở ḿnh và, như thế, nh́n nhận ḿnh ở mọi người.

Nhà văn sử dụng ngôn-từ, một vật-liệu tự nó ám chỉ một điều ǵ khác nó : những ư-chung. Nhưng ư-chung lại là sự phủ-định của nghệ-thuật. Nhà văn khác những nghệ-sĩ khác ở điểm này. Để thoát khỏi chuyên-chế của những ư-chung, họ dùng những h́nh-thái biểu-đạt tự chúng không có nghĩa, không có ư-chung, rồi cố khiến cho chúng một ư-nghĩa nào đó. Xét cho cùng, họ muốn nhân-hoá thế-giới từ bên ngoài, khiến nó giàu thêm nhờ họ mang lại cho nó nhân-tính cá-biệt của họ[1].

Nhà văn sử dụng ngôn-từ vốn đă có ư-nghĩa : chúng ám chỉ vật-thể, phẩm-chất, giá-trị. Họ là người tự phụ hết chỗ nói, không chỉ muốn tán thêm vào khúc giao hưởng hay tiếng ồn ào của loài người, họ muốn tái lập toàn bộ[2] hay một phần[3] bản nhạc kia. Thế nào đi nữa, họ muốn thay đổi thế-giới hay cảm-nhận thế-giới của ta từ bên trong ngôn-ngữ ta dùng để cảm-nhận, tư-duy, nên-người, làm người. Họ xuất phát từ những ư-chung để tạo tác-phẩm của họ và hy vọng thầm kín của họ là sẽ có ngày chúng trở thành ư-chung, ngôi nhà chung của loài người[4]. Đối với họ, thay đổi ngôn-ngữ, chính là thay đổi nhân-loại. Điều đó không hoàn toàn sai. Nó đúng trong nghĩa nào ?

Dấn thân ? Ừ, nhưng mà...

Ngày nay, thiên hạ dễ mỉm cười khinh khỉnh khi ta nói tới, nhưng Sartre[5] không vô-lư khi ông đ̣i hỏi nhà văn dấn thân một cách có ư-thức, rơ ràng, nhân danh hai điều. Như mọi người, nhà văn phải sống trong bối-cảnh thế-giới, cùng thuyền với người đời trong cuộc phiêu-lưu của nhân-loại. Trong những năm 40, ta c̣n có thể nghi-ngờ điều ấy và hy vọng rút lui được khỏi cuộc chơi. Bây giờ, không thể nghĩ vậy nữa. Sự phát-triển không ǵ ngăn cản được của thị-trường tư-bản thống-nhất thế-giới và định-mệnh của loài người. Những quyết định do một số ít cá-nhân ở New York, Londres, Tokyo, Bắc Kinh... làm đảo lộn hầu như ngay tức khắc điều kiện sống, thậm chí chết của hàng chục, hàng trăm triệu người, tác-động nhanh gần như vậy vào cuộc sống của ta. Ai c̣n phủ-nhận điều hiển nhiên ấy ? Đă phải cùng thuyền, đành cùng thuyền và hăy cố gắng quyết định một hướng đi đàng hoàng cho con thuyền khốn khổ ấy v́, xét cho cùng, chính ta là người chèo. Nếu con thuyền ấy phải ch́m, ít nhất cũng không cho phép nó ch́m trong sự cam phận im-lặng. Trong nghĩa đó, nếu nhà văn dấn thân, nó dấn thân như mọi người v́ những lư do chung với mọi người. Quan-hệ với thế-giới đó thuộc loại quan-hệ ngoại-tại[6]. Ta có thể thử làm mà không bị « bẩn » hồn. Dành riêng cho nghệ-thuật, tâm-hồn ta tiếp tục nằm trong một xó ấm áp êm dịu của nội tâm thầm kín, tuyệt diệu của ta. Sartre không thỏa măn với sự dấn thân ấy. Ông kêu gọi nhà văn dấn thân với tư cách nhà văn, nhân danh sự chân-chính nghệ-thuật của ḿnh. Nhà văn là người nghệ-sĩ tự ư lựa-chọn thể-hiện chính-ḿnh bằng ngôn-từ. Ngôn-từ là kư-hiệu ám chỉ ư-nghĩa. So với ư-nghĩa ngôn-từ không cơ-bản. Ư-nghĩa kia có trước khi ta dùng ngôn-từ. Như thế, đụng tới ngôn-từ là quan-hệ với tha-nhân. Chính v́ thế, đối với Sartre, nghề viết văn trước tiên là nêu đích danh sự-vật[7]. Mỗi khi làm như thế, tác giả lựa-chọn soi sáng một khía cạnh này của thế-giới thay v́ một khía cạnh khác. Vậy ta có lư khi ta đ̣i nhà văn giải thích rơ sự lựa-chọn của ḿnh : tại sao soi sáng khía cạnh này mà không soi sáng khía cạnh khác ?

Hơn thế, đối với Sartre, nói là hành-động vào thế-giới, thay đổi nó. Lời nói đạt ư-nghĩa trong ḷng hành-động của con người, trong dự-kiến của nó. Nó biểu-hiện tự-do của con-người-ở-thế-giới. Nếu đúng thế, ta có quyền hỏi nhà văn : anh muốn thay đổi điều ǵ trong thế-giới này và để làm ǵ ?

Cuối cùng, tác-phẩm văn-chương là « một con quay lạ lùng chỉ hiện-thực trong lúc đang vận-động »[8], lúc có người đọc nó. Nó chỉ hiện-thực xuyên qua tự-do và ḷng vị-tha của độc giả. Không có ǵ bắt độc giả đọc nó, lôi nó vào hiện-thực, sáng-tạo nó. Tác-phẩm văn-chương là lời kêu gọi của một con người tự-do với những con người tự-do khác để thiết lập triều đại của tự-do và ḷng vị-tha trên quả đất này.

Lời cổ vũ đó đă từng vang rền khắp thế-giới. Nó khiến ta thèm viết thèm đọc, một khát khao ngày càng ră rời một cách nguy hiểm, ít nhất là đối với triết-học và văn-chương. Điều ấy dễ hiểu : đó là quan-điểm cao nhất về văn-chương, quan-điểm mở cho nó hầu hết chân trời của thân-phận-làm-người và, do đó, diện công chúng rộng nhất. Ta có thể đọc đi đọc lại tiểu luận của Sartre, Văn-chương là ǵ ? Về cơ-bản, nó chưa bị một vết nhăn nào v́ tư-duy của ta chẳng phát-triển được bao nhiêu từ ấy, nếu không nói rằng nó lùi. Sự nồng nhiệt của độc giả đối với quyển Sự ghê tởm kinh-tế[9] của bà Viviane Forester rất ư-nghĩa. Đây là một tác-phẩm thẳng thắn dấn thân với một ng̣i bút thành thạo. Nó nhắc với mọi người, kể cả những thầy-cúng « khoa-học » kinh-tế lơ mơ và những chính-trị-gia của họ rằng kinh-tế do con người tạo ra. Đă phải làm kinh-tế, nên làm nó trong tư thế của một con người, đứng thẳng, đừng ḅ với một cái thừng quanh cổ, một tấm khăn bịt mắt, cúi đầu, lè lưỡi. Và bà nói điều đó với ngôn-ngữ vị-tha. Đúng là tiếng kêu gọi của một con người tự-do đối với những con người tự-do để giảm bớt tính man rợ của thế-giới này[10].

Lời cổ vũ của Sartre đă tạm mất hiệu-lực, tôi mong chỉ là vậy. Sự tan ră của các nước gọi là xă-hội-chủ-nghĩa, sự kiêu căng tế nhị của chủ-nghĩa tư-bản được thả cương một lần nữa, sự an phận đau thương của những người công nhân và lao-động làm thuê, sự đồi bại của một phần dân chúng ngả theo kỳ thị chủng tộc, sự im-lặng đáng buồn – tự-nguyện hay đành chịu – của đa số trí thức, sự khủng bố bằng khoa-học giả của một vài trí thức khác, giải thích phần nào sự lu mờ của lời cổ vũ kia. Nhưng có một lư do khác : rất lâu, Sartre đă gánh trên vai tư-tưởng ấy bằng hành-động và văn-chương của ông. V́ ông đ̣i hỏi rất nhiều ở nhà văn, ông hứa với họ quá nhiều. Ta thử xem kỹ điều ấy.

Thay đổi thế-giới-này hay nhảy qua thế-giới khác ?

Khi đề nghị nhà văn thay đổi thế-giới bằng tác-phẩm của họ, Sartre nêu ra cho họ một nhiệm vụ rơ ràng : « Nhiệm vụ thứ nhất của một nhà văn là khôi phục phẩm cách của ngôn-ngữ. Xét cho cùng, chúng ta tư-duy bằng ngôn-từ.[11] » Nhiệm vụ ấy chia thành hai chuyện cụ-thể.

Chuyện thứ nhấtrửa cho sạch ngôn-ngữ ô nhiễm mà ta thừa kế : « Chức-năng của một nhà văn là gọi con mèo là con mèo. Nếu ngôn-từ bệnh hoạn th́ chính chúng ta là những người phải trị bệnh cho chúng. Thay v́ làm điều ấy, có nhiều người lại sống nhờ bệnh hoạn ấy. Văn-chương hiện-đại, trong nhiều trường hợp, là một tuồng ung thư ngôn-từ. »[12] Tôi đồng ư. Kêu gọi nhà văn gọi con mèo là con mèo là kêu gọi nó chớ chọn lầm thế-giới, chớ mất thời giờ lải nhải cầu kinh. Chỉ có một thế-giới, thế-giới này, thế-giới của chúng ta. Ta sẽ đốt sạch cuộc đời và nghệ-thuật của ta ở đó. Chính ở đây và ngay bây giờ ta phải nói rơ cuộc sống này đáng sống hay không, nghệ-thuật này đáng thử làm hay không. Đă sống, đă viết, ta đă trả lời. Vậy, ta nên biểu thị rơ ràng câu trả lời ấy, gánh vác nó. Đúng là vấn đề nhân-cách. Đôi khi chẳng thú vị tí nào. Nhưng cũng chẳng chết ai. Triết gia của chúng ta chứng minh điều đó khi cao giọng công nhận rơ ràng rằng chàng là tư-sản Pháp bẩm sinh, sống lối sống của giai cấp tư-sản. Đúng là gọi con mèo là con mèo. Và không đến nỗi chết.

Chuyện thứ hai là « mở rộng một cách tổng-hợp [ư-nghĩa của ngôn-từ] để thích-nghi chúng với hoàn cảnh lịch-sử[13] ». « khi ta đă khiến cho từ cách-mạng trẻ lại bằng cách cho thấy rằng ta phải dùng từ-ngữ ấy để ám chỉ một hiện-tượng lịch-sử bao hàm cùng lúc sự thay đổi chế độ sở-hữu, sự thay đổi từng lớp chính-trị bằng những cuộc khởi nghĩa, khi đó ta khiến được cả một mảng của tiếng Pháp trẻ lại, mà không tốn công bao nhiêu, và ngôn-từ đó thấm đậm một sức sống mới sẽ tiến vào một cuộc khởi hành mới. »[14] Đúng là đề tài trực tiếp liên quan tới những ai lựa-chọn dùng ngôn-từ làm vật liệu nghệ-thuật của ḿnh. Nhưng, làm thế, ta thay đổi thế-giới thật chăng ? Trả lời của Sartre không chút mập mờ : nêu danh sự-vật, sự-kiện là rọi sáng một khía cạnh của thế-giới và thay đổi nó. Về mặt triết-lư, ta có thể đồng ư rằng nêu danh một sự-vật, sự-kiện của thế-giới này là lựa-chọn một thế nh́n, rọi sáng một khía cạnh của thế-giới, khiến nó hiện-thực đối với chúng ta, tôi, kẻ nêu danh nó, và anh, người nh́n nó theo hành-động hướng dẫn của tôi. Nhưng làm thế rồi, ta thay được điều ǵ trong thế-giới này ? Ta có thể gọi đi gọi lại hàng ngh́n lần cái ghế là cái ghế, con mèo là con mèo, điều đó chẳng thay đổi t́nh trạng của cái ghế, sự-sống của con mèo. Trong lĩnh-vực này, đành phải chấp nhận sự khẳng-định của Marx :

« Dĩ nhiên, vũ khí phê-phán chẳng thể thay thế sự phê-phán của vũ khí, chỉ có sức-mạnh vật-chất mới quất ngă được sức-mạnh vật-chất, nhưng lư-thuyết cũng có thể trở thành một sức-mạnh vật-chất khi nó nhập hồn quần chúng. Lư-thuyết có thể thâm nhập quần chúng khi nó chứng minh bằng nghiệm-sinh của con người và nó có thể làm chuyện ấy khi nó triệt để. Triệt để tức là xử-lư vấn đề tận gốc. Nhưng gốc của con người, chính là con người. »[15]

Sartre cảm-nhận điều ấy quá rơ. Mỗi lần ông đưa ra một thí dụ minh hoạ niềm-tin của ông, ông không nêu danh một vật-thể hay một sinh-thể, ông nêu danh một ứng-xử của con người dưới cái nh́n của tha-nhân. Có đầy dăy thí dụ trong tác-phẩm của ông. Đúng thế, cái nh́n của tha-nhân có khi xét xử ta[16]. Bởi v́ cái nh́n, thái-độ, những ứng-xử cơ-thể của con người là một loại tiền-ngôn-ngữ. Chúng câm lặng biểu lộ t́nh-yêu, căm thù, sự ngưỡng mộ, khinh bỉ, quyến rũ hay ghê tởm. Ta cũng có thể quan sát điều đó ở thú-vật. Để biến thành xét xử, thái-độ câm lặng kia phải dẫn tới những giá-trị không câm lặng. Mỗi giá-trị đó tồn-tại dưới h́nh-thái một ngôn-từ trong đầu của ta và của tha-nhân. Ta dễ dàng đoán điều ấy đằng sau thái-độ của con người. Chỉ cần giá-trị ấy kết tinh trong một âm-thanh, chỉ cần ngôn-từ vang lên, « đồ đểu » chẳng hạn, là một xét xử khả-nghi biến thành một bản án khách-quan, một nhân-tố cấu tạo thế-giới : trong thế-giới này, ta là một thằng đểu đối với đồng loại. Làm ǵ th́ làm, ta cũng phải gánh điều ấy. Ta phải khẳng-định hay phủ-định nó và, trong cả hai trường hợp, ta phải thay đổi chính-ḿnh : trước khi có bản án đó, ta chưa hề là một thằng đểu. Nêu danh một ứng-xử của con người là chất vấn nó, xét xử nó, buộc nó phải tự-khẳng-định hay tự-phủ-định, buộc nó tự thay đổi, ít nhất là từ trạng thái nghiệm-sinh qua trạng thái ư-thức, là buộc con người trách-nhiệm với ứng-xử đó đối với mọi người và, do đó, phải tự-do. Là đ̣i hỏi nó làm-người trọn vẹn. Tôi đồng ư. Điều ta có thể thay đổi khi ta nêu danh những ứng-xử của con người không là thế-giới mà là cách con người nh́n thế-giới xuyên qua quan-hệ của nó với tha-nhân. Trong chừng mực quan-hệ đó thay đổi cách nh́n kia, con người có thể tự thấy có lư do hành-động để thay đổi thế-giới. Đó chính là điều Marx nói.

Sẽ có người trách : anh cà khịa Sartre một cách sai-lầm v́ anh chẳng hiểu ǵ về khái-niệm « thế-giới » của Sartre. Cứ cho là vậy[17]. Tôi làm vậy để đáp lời mệnh lệnh của ông : chữa bệnh cho ngôn-từ. Trong tư-tưởng của Sartre, khái-niệm thế-giới bao hàm ư ǵ ? Dĩ nhiên không có ư-nghĩa thế-giới vật-chất. Thế-giới ấy là cái ǵ nó là. Trong ngôn-ngữ của Sartre, nó là Thực-thể-tự-tại. Sartre mô tả ư-thức của con người như một quá-tŕnh hư-vô-hoá Thực-thể trong hai nghĩa : nó hư-vô-hoá Thực-thể-tự-tại và nó hư-vô-hoá chính-ḿnh, nó là một thực-thể đặt vấn đề thực-thể ngay trong thực-thể của nó. Chính trong tư cách cuối này sự hư-vô-hoá biểu thị một sự phủ-định biện-chứng, một sự phủ-định-nội-tại. Ông muốn nói điều ǵ ? Ông muốn nói rằng có những quan-hệ giữa những vật-thể, tuy dẫn tới sự hủy hoại của vật-thể, không là sự hư-vô-hoá. Khi Serge Gainsbourg đốt tờ giấy 500 FF trên TV, ta có thể nghĩ : ngọn lửa đă hư-vô-hoá tờ giấy bạc[18]. Đúng vậy. Sự phá hủy đó vẫn để Thực-thể nguyên vẹn. Tờ giấy bạc đă biến mất thật, ngọn lửa cũng thế. Nhưng cái mất đi không là Thực-thể, vật-chất, chỉ là những h́nh-thái tạm thời của vật-chất. Tờ giấy bạc và ngọn lửa biến thành khí các-bon và tro. Tổng cộng, trước cũng như sau sự-kiện ấy, trong vũ trụ vẫn có bấy nhiêu lượng vật-chất. Thực-thể, với tư cách là toàn bộ những ǵ là, không hề bị hư-vô-hoá. Ư-thức, v́ luôn luôn là ư-thức về một cái ǵ, không là cái đó. « không là » là tính đặc-thù của ư-thức. Điều ấy chưa đủ. Ngọn lửa cũng không là tờ giấy bạc. Ư-thức c̣n phải là ư-thức về chính-ḿnh như không là ǵ hết ngoài sự phủ-định ấy, như không là ǵ cả hay, nếu muốn, chỉ là sự phủ-định chính-ḿnh. Là phủ-định của một sự phủ-định, nó là sự vút lên thuần-khiết, là sự vận-động thuần-khiết. Như ư-thức của Kant, nó có khả-năng thời-gian-hoá và không-gian-hoá. Chính nó khiến cho những sự-vật và, do đó, một thế-giới. Ta phải hiểu : đối với con người. V́ Sartre đă nói : chẳng ai điên tới mức tin rằng một phong cảnh mà ta ngừng nh́n sẽ tan thành khói. Nó ch́m trở lại sự tự-tại âm u của Thực-thể. Thế-giới Sartre nói tới là một thế-giới do sự hiện-diện của một ư-thức lôi ra ánh sáng. Nó là vật-chất chăng ? Chắc chắn là không v́ nó do ư-thức tiết lộ[19] ra, nó là kết quả của một sự vén màn[20]. Phải chăng nó là một h́nh-ảnh thần-kinh, một « vật-thể » của ư-thức, một ư-thể ? Cũng không nốt. Sartre không là Berkeley. Chàng muốn đương đầu với một thế-giới trong đó một ly whisky là một ly whisky ta có thể nhấm nháp, một người đàn bà là một người đàn bà ta có thể ve-vuốt, làm t́nh. Thế-giới trên không thuộc vật-giới và cũng chẳng thuộc trí-giới. Như thế, thực-thể lai tạp kia hoặc thuộc cả hai thế-giới, hoặc là huyền thoại. Nếu nó thuộc cả hai thế-giới, biện-chứng của Thực-thể và Hư-vô sụp ngay. Ư-thức, trong tư cách (là) không ngừng hư-vô-hoá Thực-thể và chính-ḿnh, không thể thuộc bất cứ một thực-thể nào. Ta gặp lại mâu thuẫn này khi Sartre bàn về thể-xác của con người. Ông khẳng-định rằng không có sự khác biệt giữa linh-hồn và thể-xác. Như thế th́ linh-hồn đă có ngay một khối vật-chất nặng một số cân nhất định ! Dĩ nhiên, người ta sẽ bắt bẻ : Sartre không nói tới cái thể-xác ấy. Tôi cũng đồng ư. Nhưng với tṛ chơi này, đến lúc nào ta mới gọi được con mèo là con mèo ?

Không đến nỗi bất ngờ, ta thấy lại trong « thế-giới » của Sartre những đặc-tính cơ-bản của « hiện-tượng » của Kant, cái thực-thể lai tạp ra đời với hai linh-thức của lư-trí thuần-khiết, không-gian và thời-gian, và những thuộc-tính không bao giờ có thể biết được của vật-thể-tự-nó. Đương nhiên, Sartre đă khiến nó phong phú hơn, sâu sắc hơn bằng cách thu nhập theo kiểu của ông hiện-tượng-luận của Husserl, biện-chứng-pháp của Hegel, thơ của Heidegger, phân-tâm-học hiện-sinh, Thực-thể-do-tha-nhân của ông và vô số linh-cảm khác. Tuy vậy, ông vẫn bị nhốt trong bẫy nhị-nguyên-biệt-lập quỷ quái của Descartes. Một khi đă tự giam ḿnh trong cũi ấy, cách duy nhất để thoát thân là con đường huyền thoại. « Thế-giới » lạ lùng mà ư-thức, chỉ nhờ sự hiện-diện của nó, khiến thành hiện-thực là một trong những huyền thoại ấy. Những giả-thuyết làm nền tảng cho nó, nếu không nói là sai, cũng không đầy đủ. Để bắt chước một cách phát biểu rất hay của Sartre, ở đó, ta suy-luận bằng những ư-tưởng gian trá[21]. Tưởng rằng chỉ nh́n và nêu danh thế-giới là có thể thay đổi nó là chuyện hăo. Cái ghế, con mèo, thế-giới chỉ là ngôn-từ. Chúng có thể khiến không khí rùng ḿnh tí ti, chúng không thể thay đổi t́nh trạng của thế-giới.

Dù muốn dù không, con người là một thực-thể vật-chất, sống và tư-duy. Thực-thể-do-tha-nhân là nhân-tố cấu thành ư-thức của ta chính v́ ta là một thể-xác mà tha-nhân nh́n-thấy, là sự-sống mà tha-nhân cảm-thấy, là tư-duy mà tha-nhân chia sẻ được và thực sự chia sẻ. Ta tư-duy, ta chỉ có thể tư-duy bằng ngôn-từ, ngôn-từ của người chết và của người sống. Ta đă tư-duy th́ tha-nhân đă ở trong ta rồi. Ở mức thầm kín nhất, trong tư cách một trí-thể, ta là một Thực-thể-nhờ-Tha-nhân. Nhưng nếu tha-nhân ở ta th́ nó ở ta trong mọi quan-hệ của ta với thế-giới. Khi ta lái nghĩa ngôn-từ, ta chỉ thay đổi quan-hệ của ta với tha-nhân, nhưng ta có thể thay đổi chúng trong tất cả quan-hệ chung của người đời với thế-giới.

Đó chính là điều nhà vật-lư làm khi định-nghĩa lại khái-niệm. Nhưng vật-lư không là văn-chương : nó không tôn thờ ngôn-từ, nó không ngừng đặt lại vấn đề đối với ngôn-từ.

Tại sao huyền thoại trên có tiếng vang lớn đến thế trong văn-hoá của thế kỷ 20 ? Tại ít nhất hai lư do. Lư do đầu liên quan tới nội-dung. Với tất cả những điều ông đă đưa vào mô h́nh tư-duy của Descartes, đặc biệt là biện-chứng-pháp và nhục-thể[22], Sartre biến nó thành một quả bom nổ chậm. Chấm hết, cuộc đương đầu đầy bi kịch nhạt nhẽo giữa Tinh-thần và Thực-thể. Từng câu, từng chữ, độc giả bị đẩy văng ra ngoài cuộc đương đầu ấy, lôi cổ vào một thế-giới lúc nhúc sâu bọ với những thèm khát nhục-dục đượm mồ hôi và máu, những khao khát bị cắt xẻo, bẻ cong, những ánh mắt đầy căm thù và, lẳng lặng đằng sau, lời kêu gọi tự-do, đoàn-kết, thương người. Điều đó giải thích độ căng thẳng khác thường trong tư-tưởng của ông. Qua những đ̣i hỏi trái ngược nhau, tự nó, nó kêu gọi người đời vượt nó. Ta không t́m được sự vượt ấy trong tác-phẩm triết của ông sau Thực-thể và Hư-vô. Những tác-phẩm ấy đều bị bỏ dở. Ta t́m thấy điều ấy trong tác-phẩm văn-chương của ông, trong ngay tính văn-chương của chúng. Tác-phẩm kế thừa Thực-thể và Hư-vô không là Phê-phán lư-trí biện-chứng[23], là vở kịch Ác-quỷ và Chúa-Lành[24]. Đương nhiên, trong những áng văn trừu-tượng, khô khan nhất của ḿnh, Sartre, mặc dù ông nói ǵ đi nữa, không ngại viết một cách rất văn-chương, đặc biệt khi muốn lôi cuốn độc giả tán thành ḿnh sau một khúc lư-luận. Thí dụ, ở đoạn cuối của Thực-thể và Hư-vô, câu văn tuyệt vời : « Con người là một đam-mê hăo. »[25] Có tất cả, nội-dung và h́nh-thức ăn khớp tuyệt vời : con người, ư-thức mong manh luôn luôn đang tan biến về chính-ḿnh, sự ám ảnh của tha-nhân, những quan-hệ dụng cụ[26] chán chết của nó với thế-giới, nỗi đam-mê – không thể bỏ tuy không thể thực-hiện được – trở thành một thực-thể-tự-tại--v́-ḿnh, xâu xé một sự-sống đầy nhạy-cảm ; tất cả lại « nhăo bột[27] », đông lạnh, hoá đá trong động-từ « là » khủng khiếp. Tất cả Sartre cũng ở đó, nhưng ẩn nấp, dưới dạng một sự vắng mặt. Xuyên qua quá-tŕnh đọc của ta, triết-lư của L’Être et le Néant đă kín đáo luồn vào chuỗi ư-chung kia. Chúng vẫn có nghĩa chúng vốn có, nhưng đồng thời chúng khiến ta thèm kết thúc hành tŕnh của chúng, từ giă chúng. Tác-phẩm văn-chương của Sartre thường nêu triết-lư của ông theo kiểu ấy. Câu văn nổi tiếng, « Địa ngục chính là tha-nhân ! » không thể hiểu đầy đủ nếu không được liên-hệ với Thực-thể-do-Tha-nhân. Tuy vậy, ta không cần đọc L’Être et le Néant mới cảm-nhận được địa ngục ấy. Mọi người đă hay sẽ nghiệm-sinh nó trong đời ḿnh. Được như vậy, v́ tác-phẩm văn-chương của Sartre tràn qua khung triết-lư của ông. Nó tràn qua bằng cách biểu-đạt tư-tưởng ấy, bằng văn-phong. Qua văn-phong ấy, người đọc luôn luôn cảm-nhận thấy nỗi đam-mê lạnh lùng của một trí tuệ. Văn-phong ấy phóng tư-tưởng của ông ra khỏi khung khái-niệm của nó, đẩy nó gặp gỡ một công chúng thường chưa hề đọc triết-lư của ông. Đồng thời, nó vượt triết-lư ấy. Thí dụ, hai câu đối đáp tuyệt vời, khủng khiếp trong vở kịch Ác-quỷ và Chúa-Lành[28] :

Goetz. — Tao muốn mày là một con thú để tao nhảy mày như một con thú.

Hilda. — Tội nghiệp mày, phải làm-người đau đớn đến thế sao !

Chẳng cần vận dụng biện-chứng khô khan giữa Thực-thể-tự-tại, Thực-thể-v́-ḿnh, Thực-thể-do-Tha-nhân. Mọi sự đến với ta, xuyên qua quá-tŕnh đọc, gắn liền nhau không thể tách rời được, không cần son phấn khái-niệm. Ở phía sau, thế-giới của sự nghèo đói, dốt-nát, đàn áp, bạo liệt. Đằng trước sân khấu, một người đàn ông và một người đàn bà, hai thể-xác, hai cuộc sống, hai ư-thức, và nỗi đau yêu bị phanh thây giữa Thực-thể và Hư-vô, Ác-quỷ và Chúa-Lành, sự quyến rũ cũ ṃn của cái Thiện và sự minh mẫn ghê tởm của cái Ác. Khi Goetz đứng thẳng người, giết chiến hữu, khánh thành sự trị v́ của con người và nói với Hilda : « Cuộc chiến này phải tiến hành, anh sẽ tiến hành nó », ta cảm-thấy, kết tinh trong những ngôn-từ cũ kỹ, thể thống-nhất ở ta của thế-giới-này, thân-phận-làm-người trong thời đại này. Cái tất-cả ấy, thể thống-nhất ấy, thân-phận-làm-người ấy, tràn qua khung khái-niệm của L’Être et le Néant rất xa.

Văn-phong là người ? Ừ, chống lại ngôn-ngữ của nó...

Trong tiểu luận của ông về văn-chương, có điều đáng chú ư : Sartre chẳng nói điều ǵ đáng kể về lư do khiến một văn bản trở thành văn-chương. Chỉ vài ư-chung : cách viết, văn-phong ; và, quá đỗi kinh điển, ông nhấn mạnh : tính văn-chương phải là món quà « tặng thêm[29] ». Tôi đồng ư. Nhưng đă là văn-chương th́ chính điều « tặng thêm », điều tràn ra khỏi ư-nghĩa rạch ṛi của ngôn-từ, khiến văn bản thành văn-chương. Bỏ điều ấy trong trước tác của Sartre, c̣n lại ǵ ? Một cuộc tranh luận về những ư-tưởng ít nhiều thuyết phục. Ta có thể đồng ư hay không với lư-luận của ông, ta không thể bị xúc động. Nếu ta thật chịu khó, ta có thể tŕnh bày lại chúng mà không bóp méo chúng quá nhiều, nhưng không ai có thể viết « theo kiểu Sartre » mà mong xúc động được công chúng của ông. Đă quá muộn.

Làm sao nắm bắt được văn-phong của một tác giả ? Ngày xưa, thầy ta bảo ta đọc những áng văn và nói chuyện với ta về chúng. Họ mang lại cho ta những kiến-thức quư báu, giải thích nguồn gốc của ngôn-từ, quá-tŕnh biến-đổi của ngôn-ngữ, bối-cảnh trong đó một tác-phẩm sinh ra và tự-khẳng-định... Về phần chính, vẻ đẹp, họ khiêm tốn t́m cách làm cho ta yêu một tác-phẩm, một nhà văn. Ngày nay, dường như phải tự phụ lắm mới dám bàn tới văn-chương khi chưa từng đọc vài trăm quyển sách trong đó nó bị chia chọn, sắp xếp, phân-tích theo ngh́n cách khác nhau, dưới ánh sáng ít nhiều « khoa-học » của đủ thứ môn học như ngôn-ngữ-học, tín-hiệu-học[30], xă-hội-học, lịch-sử-học, tâm-lư-học, phân-tâm-học, mỹ-học… Thú thật, thường thường những thuyết-tŕnh ấy khiến tôi hết muốn đọc[31]. Chắc chắn, có những áng văn tuyệt đẹp. Trong trường hợp ấy, ta thích chúng v́ chính chúng, v́ chúng là văn hay. Chúng chưa bao giờ giúp ta cảm-thấy vẻ đẹp của một tác-phẩm[32].

Hăy trở về chuyện tầm thường, chuyện ngôn-từ. Nhà văn muốn thành nghệ-sĩ là người muốn tạo cái đẹp bằng cách sử dụng một vật-liệu chỉ hiện-hữu để truyền đạt ư-nghĩa[33]. Nhà văn làm điều đó một cách có ư-thức. Nó không muốn dùng ngôn-từ như vật-thể theo kiểu những nghệ-sĩ khác[34]. Nó không muốn viết để chẳng nói ǵ cả, đập nát óc độc giả với sự im-lặng ồn ào của nó. Điều đó trường phái Đađa, duy-âm-chữ[35], thơ văn thùng rỗng kêu to đă từng thực-hiện và khá nhất là tạo ra vài đồ cổ trưng trong viện bảo tàng. Nhà văn dùng ngôn-ngữ như thiên hạ dùng nó trong đời sống hàng ngày, như những kư-hiệu tạo-nghĩa. Nhưng nhà văn hiểu rơ, ư-nghĩa đó là ư-chung, và ư-chung phủ-định nghệ-thuật. Thiên hạ đă lải nhải điều đó hàng ngh́n lần vào tai nó. Thiên hạ chỉ quên nói với nó điều này : nhờ những ư-chung, nhà văn thoát khỏi thú-giới, trở-thành-người. Quá-tŕnh học nói, quá-tŕnh nên-người của một con người thống-nhất hai sự-kiện không thể tách rời : lôi một con người cá-biệt ra khỏi thú-giới quy nó về những ư-chung của một nền văn-minh. Qua quá-tŕnh đó, một sinh-thể cá-biệt tự giam ḿnh trong khuôn tư-duy của người chết. Đó là nỗi đau không ǵ chữa khỏi đối với mọi người. Không có ǵ khủng khiếp hơn sự tha-hoá[36] bằng ngôn-từ. Nó bóp nghẹt quan-hệ sống của ta với thế-giới. Nhưng đó cũng là điều may duy nhất của con người. Ngôn-từ kết tinh toàn bộ quan-hệ với thế-giới của người đời xưa từ thuở xa xăm đen tối khi họ vươn ra khỏi thú-giới cho tới ngày nay. Chúng truyền lại cho ta, dưới dạng vật-thể, những kiến-thức, nghiệm-sinh, ư-tưởng của người đời xưa. Một nền văn-minh không lớn nhờ những lâu đài nó để lại trên quả đất này bằng nhờ sự phong phú, chiều sâu của ngôn-ngữ[37] nó để lại và, đối với những nền văn-minh c̣n sống, nhờ số người biết đọc, biết viết, thích đọc, thích viết[38]. Nhưng mặt khác, ngôn-từ là nền tảng của mọi sự vùng dậy. Cứ thử vứt bỏ ngôn-ngữ, khả-năng tư-duy của con người, mà xem. Nó sẽ rơi tơm vào sự-sống đen tối lờ mờ của cảm-giác, không c̣n khả-năng ư-thức, mất ngay cả thèm muốn nổi loạn chống bất cứ ai, bất cứ ǵ. Nhiều nhất, nó biết đấu đá, giết, chạy hay phục-tùng để tránh bị đánh đập, cứu sinh mạng của nó. Chính v́ thế mọi quyền-lực có tính chất đàn áp dưới dạng tôn-giáo, ư-thức-hệ, chính-trị, kinh-tế, thậm chí khoa-học... đều t́m cách áp đặt ngôn-ngữ gỗ của nó. Như thế, nếu nghệ-thuật bằng ngôn-từ đ̣i hỏi con người tự-do th́ tự-do bước đầu h́nh thành qua học hỏi những ư-chung, qua sự phủ-định tự-do của cá-nhân. Chính trong quá-tŕnh tha-hoá ấy, ta có thể t́m được điều ǵ khiến một chuỗi ư-chung biến thành một tác-phẩm nghệ-thuật.

Ngôn-ngữ của ta, ta học được qua quan-hệ của ta với tha-nhân xuyên qua quan-hệ chung của chúng ta với thế-giới. Sự tha-hoá của ta bắt đầu ngay ở mức đơn giản nhất, mức nêu danh một vật-thể, một màu sắc, một hương vị : quả táo, xanh, chua. Quả táo xanhchua đối với ta trong phạm vi chính xác nó cũng như vậy đối với mọi người và nó như vậy với tư cách là kư-ức được vật-thể-hoá, có cấu trúc, của một quan-hệ giữa người chết với những vật-thể đă tiêu tan từ lâu. Kiến-thức đó giải-phóng ta khỏi đêm đen dầy đặc của thế-giới. Trả giá cho món quà đó, ta đánh mất quan-hệ thực, hiện tại, sống của ta với vật-thể này của thế-giới này, ta đánh mất nghiệm-sinh khiến ta là ta. Thực ra, ta không đánh mất nó hoàn toàn, ta giữ nó đâu đó trong kư-ức của ta như phần không-thể-thành-lời của chính ta. Trong quá-tŕnh học-tập làm-người, trong những năm tháng ta vươn ḿnh khỏi thú-giới, ta không cảm-thấy bị tha-hoá v́ cơn lốc huyền-diệu vươn tới ư-thức lôi ta đi. Nhưng thế-giới huyền-diệu của tuổi thơ cũng chỉ tồn-tại một thời thôi. Sẽ có một ngày, v́ một mối t́nh, một thảm kịch, một chuyện đâu đâu, ta ư-thức rằng ngôn-từ phản bội ta. Chúng « xuyên tạc » ư-tưởng của ta. Chúng buộc ta lải nhải bất tận ư-tưởng của người khác. Chúng giải-phóng ta khỏi màn đêm dầy đặc của thế-giới để xiềng xích ta vào ư-tưởng của người chết và, trong cái thế kỷ lạm phát khái-niệm này, vào sự thống-trị của những kẻ có quyền-lực và mắc đẻ « khái-niệm ». Ta đă « mất » khả-năng tư-duy thế-giới và chính-ḿnh. Không phải v́ đối với ta quả táo đă hết xanh, hết chua. Nhưng thế-giới không ngừng thay đổi này, mỗi lúc, lộ cho ta thấy một bộ mặt mới của chính ta, của đời ta đang mỗi lúc mỗi tiêu tan đi để sống lại, không chấp nhận lẩm cẩm quay tṛn trong sa mạc ảm đạm của ngôn-từ. Cuối cùng, những ư-nghĩ h́nh thành trong đầu ta, ta cũng không thấy là ta nữa. Làm sao chúng có thể là ta ? Ta bắt đầu linh-cảm điều này : ngôn-ngữ ta dùng để tư-duy « xuyên tạc » ư-tưởng của ta v́ nó không tự-nhiên[39]. Phải chăng v́ nó là của chung và, với tư cách ấy, nó không biểu-hiện tính cá-biệt trong quan-hệ của ta với thế-giới ? Ta chỉ tin điều ấy một nửa thôi v́ ta vẫn cứng đầu nhắm nghệ-thuật bằng ngôn-từ. Nếu không, ta sẽ im mồm. Ta không vô-lư. Khi ta đâm ḿnh vào thân thể một người đàn bà và th́ thầm : « Anh yêu em », đương nhiên là ta lải nhải một ư-chung. Ư-chung ấy không phản bội ư-tưởng của ta, nó biểu-hiện ư-tưởng đó một cách thiếu hụt. Ta hoàn-hảo sự biểu-hiện ấy bằng ánh mắt, ve-vuốt, bằng sự rung động không thể cưỡng lại, xuyên suốt xương sống vang trong giọng nói của ta. Ta biểu-hiện ḿnh bằng hành-động và hành-động ấy, trong toàn bộ những chiều-kích vật-chất, sống và tinh-thần của nó, biểu-hiện ta toàn vẹn : một con người.

Ngôn-ngữ của ta không chỉ « xuyên tạc » ư-nghĩ của ta trong nghĩa đó thôi. Điều đó không nghiêm trọng lắm. Ta chưa hề có ảo tưởng trong lĩnh-vực ấy : viết văn, ta chấp nhận thử thách ấy. Nhưng bỗng nhiên qua nó ta lại phát biểu chính ta một cách ră rời, tan nát, không sao nhận ra ḿnh được : quả táo là quả táo, màu xanh là màu xanh, chua là chua và những điều ấy gom lại không thể-hiện vật-thể này và quan-hệ của ta với nó. Ngôn-ngữ ta dùng tự nó phân chia, cắt, xén, giết, hoá đá, lọc, sắp xếp, dán nhăn hiệu, gom ghép. Ta tha hồ khạc nỗi đau đen ng̣m của ta trên giấy trắng. Ngôn-từ h́nh thành tới đâu, câu chữ đặc lại tới đâu, mọi sự chui vào trật tự tới đó, một trật tự không phải là ta. Ta quay mặt lại, ta đọc văn của chính ta, ta thấy ta đúng như ta tồn-tại trong thế-giới này. Đối với mọi người. Đối với chẳng ai. Cứ như ta vỡ thành ngh́n mảnh vụn đă được lau chùi sạch sẽ, gói ghém, dán nhăn hiệu, sắp xếp trên quầy dọc theo lối đi của một siêu thị. Ở đó, có tất cả để thiết lập một thế-giới, nuôi một cuộc đời, làm lại một con người. Cứ việc tự-do lựa-chọn, pha trộn tất cả vào cái xe chở hàng là có ngay một con người tự-do trong tính cá-biệt của nó, trong thể đồng-nhất tan tành của nó. Ngôn-ngữ phản bội tư-duy của ta do sự thiếu hụt của nó chỉ là phần ít, nó phản bội ta bằng cách giam hăm ta trong cách nh́n đời và nh́n con người mới là phần nhiều. V́ ta chỉ có thể biểu-đạt mạch lạc tấm ḷng và tư-duy của ta bằng ngôn-ngữ, ṿng luẩn quẩn khép thành cái bẫy không lối thoát. Làm sao ra khỏi cái bẫy ấy ? Làm như người đời thường làm để ra khỏi mọi ngơ cụt : cứ đi tới và, trong vấn đề này, cứ viết.

Sartre nhận xét rất đúng, vật-thể văn-chương là một con quay kỳ lạ chỉ hiện-thực qua sự vận-động, qua quá-tŕnh ta đọc nó. Nếu ta có thể thấy vẻ đẹp của một áng văn, th́ chính quá-tŕnh đọc cho phép ta t́m thấy bí mật của nó. Đọc là một hành-động. Như mọi hành-động, nó dấy trong ta, xuyên qua thể thống-nhất của sự vận-động của nó, toàn bộ những quan-hệ vật-tính, sinh-tính, trí-tính cấu tạo con người. Ta không chỉ đọc như một thực-thể cô-đơn, phi-nhục-thể, không chắc chắn có-thực. Xuyên qua vô vàn mối liên-hệ giữa những mạch nơron trong óc ta mà hành-động ấy dấy động lên, ta đọc với toàn bộ giác-quan, kư-ức của ta. Một số cảm-giác của ta h́nh thành qua quan-hệ hiện tại của ta với thế-giới : chữ đen trên nền giấy trắng, ánh sáng chao đèn mờ nhạt, vị cà-phê đắng, hương tuyết vươn lên từ mảnh vườn, nhạc điệu của ngôn-từ trong hồn ta... Có những cảm-giác tới từ nghiệm-sinh đă qua của ta, âm-thanh, màu sắc, hương vị của tuổi thơ, của đời người trưởng thành, và kỷ-niệm run rẩy của những áng văn ta đă đọc từ thời xa xưa. Ta đọc với toàn bộ tinh-thần, thể-xác, kư-ức của ta. Qua quá-tŕnh ấy, có lúc ta rùng ḿnh khắp làn da, cảm-thấy một nỗi đau xé ruột, một sự trống rỗng gặm ṃn lồng ngực ta. Sự rùng ḿnh, nỗi đau, sự trống rỗng ấy, ta cảm-nhận trong ḍng ngôn-từ trôi chảy qua quá-tŕnh đọc của ta v́ tác giả đă lồng nó vào ḍng trôi chảy dưới ng̣i bút của ḿnh. Cảm-nhận ấy là ta trong tính cá-biệt của ta. Ta không thể đồng hoá nó với tác giả, lại càng không thể cho rằng tác giả lồng nó vào đó cho riêng ta[40]. Nhưng, dù sao đi nữa, cảm-giác ấy gắn liền với quá-tŕnh đọc ngôn-từ của tha-nhân. Ta cảm-nhận chúng xuyên qua cách viết cá-biệt đă khai sinh chúng và xuyên qua cách đọc cá-biệt đă (tái) tạo chúng. Ở đây, rơ ràng đă xảy ra cuộc gặp gỡ giữa hai con người cá-biệt trong và ngoài những ư-chung của ngôn-ngữ. Cảm-nhận cái đẹp khi đọc văn, chính là phát hiện, cảm-nhận, thừa nhận cuộc gặp gỡ ấy, thừa nhận sự hiện-diện của một con người đằng sau ngôn-từ. V́ thế, bất kể h́nh-thái, kể cả lừa dối, che dấu, ngôn-ngữ văn-chương luôn luôn phô trương con người thầm kín ở nhà văn. Đọc là ve-vuốt ngôn-ngữ ấy. Nghệ-thuật ngôn-từ là nghệ-thuật kích thích độc giả ve-vuốt áng văn để t́m sự hiện-diện của một con người ở thế-giới. Sự hiện-diện của nó ở ta. Ta không thể ve-vuốt một áng văn mà không đồng thời tự-ve-vuốt ḿnh ở nó, đón nhận trong cái ta cá-biệt sự hiện-diện cá-biệt của tác giả ở đời. Như thế, ta hiểu v́ sao có lúc ta nhận diện một nhà văn ngay khi vừa đọc tác-phẩm của người ấy : trong tác-phẩm ấy có tất cả, ư-tưởng, cảm-xúc và cách thực-hiện chúng bằng ngôn-từ.

Ta không nên mất thời giờ đi t́m vẻ đẹp của một tác-phẩm văn-chương bằng cách phân-tích văn bản, bất kể với những công cụ ít nhiều tinh vi mà ta vận dụng. « Nhục-thể của ngôn-từ » không có ở trong ngôn-từ, dù ta coi chúng như kư-hiệu hay vật-thể âm-thanh hoặc thị giác. Nó cũng không có trong sự sắp xếp chúng[41]. Vẻ đẹp ấy len lỏi vào ḍng chảy của thuyết-tŕnh, tái-sinh qua luồng chảy của quá-tŕnh đọc, bên ngoài nhạc điệu của ngôn-từ, bên ngoài cấu trúc của câu văn, bên ngoài ư-nghĩa của những ư-chung. Đọc là một hành-động tổng-hợp trọn vẹn. Xuyên qua hành-động đó, tác-phẩm tới với ta qua thể tổng-hợp cá-biệt của nó : vật-tính của ngôn-từ, cảm-tính của một thể-xác, tinh-thần của một con người. Trong một nghĩa nào đó, nghệ-thuật ngôn-từ không khác ǵ những nghệ-thuật khác : ta có thể nói ta thấy một tác-phẩm văn-chương đẹp, ta chẳng bao giờ giải-thích được v́ sao nó đẹp, sẽ chán chết, trừ khi ta lấy nó làm cớ để viết một áng văn đẹp[42]. Trong một nghĩa khác, nghệ-thuật ngôn-từ khác những nghệ-thuật khác ở một điểm cơ-bản. Được xây dựng bằng những ư-chung, nó muốn giữ những ư-chung đó và nó giữ chúng bằng cách vượt chúng. Làm như thế, một mặt nó bảo tồn toàn bộ kiến-thức, nghiệm-sinh, ư-tưởng của người đời xưa đă kết tinh thành ngôn-ngữ để tái-sinh ở ta. Mặt khác nó vượt những điều ấy bằng cách nhân-hoá chúng. Nó thành công mỗi lần nó giải-phóng chúng khỏi cũi phi-nhục-cảm của một quan-hệ ngoại-tại giữa tinh-thần với thế-giới, khỏi gông cùm của Descartes đă từng ít nhiều cấu trúc hoá ngôn-ngữ của ta[43]. Nó mang lại vẻ đẹp cho tư-duy của con người bằng cách tái nhập tư-duy đó vào hành-động tổng-hợp trọn vẹn, vật-chất-sống-tư-duy, hành-động viết và hành-động đọc. Ư-chung chỉ phủ-định nghệ-thuật khi nó biểu-hiện sự rạn nứt của con người trong một nền văn-hoá. Hành văn và đọc văn, với tư cách hành-động tổng-hợp, đ̣i hỏi những ư-chung nhưng từ chối dừng ở đó. Sự-vật đúng là sự-vật và gọi con mèo là con mèo là chuyện nên làm. Tinh-thần đúng toàn là ư-chung và ta nên bảo tồn chúng. Cái mới, cái vô-hạn, cái bất định, cái không thể nói thành lời xuất-hiện ở tính cá-biệt của quan-hệ giữa một sinh-thể với thế-giới. Không nên coi đây lại là ư-thức-hệ nào đó của Sự-sống. Ở con người, ngay cả sự-sống cá-biệt cũng là sự-sống đă bị tư-duy. Cái cá-biệt đă bị tư-duy ấy, khi biểu-hiện một cách cá-biệt xuyên qua luồng ngôn-từ của nhà văn, chính là văn-phong của nó. Văn-phong của nhà văn là độc-nhất và phi-thời-gian-tính. Nó xúc động ta khi quan-hệ với thế-giới nó khơi lên vẫn c̣n tính thời sự. Nó hết xúc động ta khi quan-hệ ấy hết liên quan tới ta. Không v́ văn-phong ấy đă già đi, nhưng v́ nó đă trở thành ư-chung hay v́ con người và quan-hệ của nó với thế-giới đă thay đổi. Ta hiểu v́ sao, khi văn-phong của một nhà văn hiện ra xuyên qua một vài quan-hệ cơ-bản của con người với thế-giới được nắm bắt ở mức cốt lơi nhất[44], văn-phong ấy tồn-tại lâu hơn những văn-phong khác. Ta thấy điều ấy trong kịch của người Hy-lạp cổ, của Shakespeare, Lưu Quang Vũ hay trong một số tác-phẩm của Sartre chẳng hạn. Một câu như « Khoa-học mà không ư-thức lương tâm chỉ là sự đồi trụy của linh-hồn.. »[45], ra đời từ thời khoa-học mới bắt đầu lên ngôi, ngày nay vẫn xúc động ḷng ta v́ ta vẫn đang sống trong thời đại khoa-học thống-trị tư-duy của con người.

Bước chuyển từ thế-giới tự-nhiên tới nhân-giới thực-hiện qua môi-giới của văn-hoá. Bước chuyển từ văn-hoá tới văn-chương tự-hiện-thực qua sự tái-nhập-thân theo luồng văn của toàn bộ quá-tŕnh ấy thụ thai trong quan-hệ với thế-giới của một cá-nhân. Phải hiểu rằng bước chuyển từ thế-giới tự-nhiên tới nhân-giới không là kết quả của nhiều quá-tŕnh khác nhau, nối theo nhau. Nó tự-hiện-thực trọn vẹn trong hành-động nêu danh sự-vật, sự-kiện, cảm-giác, ư-tưởng, trong hành-động nói-lại-thế-giới[46]. Trong bước chuyển từ văn-hoá tới văn-chương, đầu mối thực của quá-tŕnh ấy hiện-sinh và thay đổi – ngang tầm người – bằng cách trở lại những quan-hệ ba-chiều-kích của con người đang sống với thế-giới, với chính-ḿnh. Nó cho phép thành lập từ từ, giữa người với người, một sự-thật khách-quan và có nhục-cảm trong những quan-hệ chung của con người với tự-nhiên, một sự nh́n-nhận nhau trong quan-hệ của nó với tha-nhân, với chính-ḿnh.

Sử trở-lại đó khả-thi xuyên qua văn-chương khi văn-chương thành công trong việc phục hồi nhục-thể của ngôn-từ trong một ngôn-ngữ. Những nghệ-thuật khác tạo cái mới từ cái mới, từ hư-vô. Đó là những nghệ-thuật tiền-ngôn-ngữ. Văn-chương tạo cái mới từ cái cũ, thậm chí từ cái cổ, từ những ư-chung, kư-ức muôn đời của loài người. Nó thực-hiện điều đó bằng cách thay đổi quan-hệ hiện nay của ta với thế-giới trong h́nh-thái người đời đă dạy ta ư-niệm chúng. Làm như thế, nó đặt lại vấn đề đối với toàn bộ niềm-tin của những nền văn-minh. V́ nó là ngôn-ngữ nó có khả-năng tra hỏi ngôn-ngữ, tra tấn nó, biến nó thành vấn đề[47]. Nhưng nó không thể thực-hiện điều ấy nếu nó vứt bỏ khỏi ngôn-ngữ điều khiến ngôn-ngữ là ngôn-ngữ, loại bỏ ư-nghĩa của ngôn-từ và những g̣ bó cấu trúc của ngôn-ngữ : bỏ hết đi, chỉ c̣n lại những luồng âm-thanh vô nghĩa, hay một đống giấy rác. Nó thực-hiện điều ấy bằng cách xô đẩy ư-nghĩa mệt mỏi, thiếu máu, đông lạnh của ngôn-từ, xô đẩy sự trói buộc của cấu trúc câu, để tái-tạo cho chúng một nội-dung trọn vẹn. Nó chỉ có thể thực-hiện điều ấy trên cơ sở một quan-điểm khác, một cách có ư-thức hay không, về con người và thế-giới. Nó là con người lia bút sáng-tạo một ngôn-ngữ có đầy đủ nhân-tính cho con người.

Ngôn-ngữ là nhà tù quư báu của con người, một thiên la địa vơng rất trật tự trong đó hiện-thực vật-chất và nhục-cảm của thế-giới tiêu tan. Ta vượt nhà tù ấy bằng ngôn-ngữ mới. Ngôn-ngữ mới vút hiện từ hành-động, xuyên qua quan-hệ thực, ba-chiều-kích của con người với thế-giới. Nó là sự tái-sinh vô tận của ta vào ngôn-ngữ. Trong tư cách ấy, nó là niềm vui và nỗi đau, niềm vui trong nỗi đau. Niềm vui sống và nói, nỗi đau tự-phủ-định, nỗi đau sáng-tạo, nỗi đau yêu. Không phải trong nội-dung hay h́nh-thái khô cứng của một thuyết-tŕnh mà ta có thể gặp văn-phong của một nhà văn, phát hiện, đằng sau ngôn-từ, sự hiện-diện của một con người. Ta phải t́m điều ấy trong sự vận-động của ngôn-ngữ của người đó. Trong sự vận-động ấy, nội-dung[48] chung tự-đổi-mới xuyên qua động-thái cá-biệt của những h́nh-thái[49] để nói lên, xuyên qua quan-hệ tổng-hợp của con người với ngôn-ngữ, một nghiệm-sinh cá-biệt về quan-hệ giữa người với vật-giới, sinh-giới, tha-nhân, chính-ḿnh. Tác giả tạo thể tổng-hợp ấy xuyên qua luồng viết và độc giả (tái) tạo nó xuyên qua luồng đọc của ḿnh. Khi hai cái ḿnh ấy quyện lại « thành một », ngôn-ngữ biến thành văn-chương. Văn-phong của một nhà văn là điều ta cảm-nhận khi ta đọc nhà văn ấy. Ta có thể cảm-nhận nó v́ chúng ta đều là ngôn-ngữ đó, v́ chúng ta đều muốn tiếp tục là nó và đều muốn giải-phóng ḿnh khỏi nó. Nói chính xác hơn, ta đă nên-người, đă bị xiềng xích, giả tạo hoá, tiêu hoá bởi cùng một ngôn-ngữ, ta khao khát tự-giải-phóng ḿnh khỏi gông cùm của nó tuy ta không muốn vứt nó vào sọt rác. V́ thế, ta nhạy-cảm với những ngưỡng cửa được mở ra, với khả-năng nhân-hoá nó. Trong nghĩa đó, và chỉ trong nghĩa đó thôi, văn-phong là sự phủ-định của những ư-chung.

Linh-hồn của đồ-vật và máu thịt của ngôn-từ

Văn-chương, khi đề cập tới đồ-vật, không có mục đích mô tả đồ-vật. Mô tả vật-giới là công chuyện của khoa-học. Văn nói lên quan-hệ với đồ-vật của một con người. Văn sáng-tạo hay tái-tạo quan-hệ ấy dưới h́nh-thái ngôn-ngữ. V́ là ngôn-ngữ, nó mang ở nó người đời xưa đă tạo ra ngôn-ngữ đó. Khi quan-hệ của một con người với đồ-vật, xuyên qua ngôn-ngữ biểu-hiện nó, chỉ lặp lại những quan-hệ xưa của con người với đồ-vật th́ chỉ có chuyện tái-tạo những ư-chung, không có văn-chương. Khi, trên cơ sở đó, một cá-nhân tạo ra một quan-hệ nhân-tính mới với đồ-vật, ngôn-ngữ của người ấy trở thành văn-chương. Điều độc giả tiếp nhận, chính là quan-hệ đó. Độc giả có thể nhạy-cảm với nó v́ quan-hệ đó khơi lại ở ḿnh một nghiệm-sinh chưa thành lời của chính-ḿnh hoặc v́ nó mở ra cho ḿnh khả-năng sống những quan-hệ mới với đồ-vật. V́ thế, độc giả không quan tâm tới đồ-vật được mô tả. Thường thường nó cũng không nhớ tới. Điều quan trọng là tác giả diễn tả như thế nào, là quan-hệ cá-biệt của tác giả với đồ-vật. Cái « thế nào » ấy, độc giả không bao giờ « t́m » được bằng cách phân-tích văn bản. Độc giả (tái) tạo nó xuyên qua quá-tŕnh đọc của chính-ḿnh v́ đọc – cũng như quan-hệ của tác giả với những đồ-vật tác giả nói tới – là một hành-động. Quan-hệ ấy có nhiều chiều-kích. Một mặt, đó là một quan-hệ giữa con người với đồ-vật và, trong chuyện đọc sách, quan-hệ với những ảo vật, điều khiến quan-hệ ấy được « tinh-khiết-hoá », xoá bỏ nội-dung vật-chất đă khai sinh ra nó để chỉ giữ lại h́nh-thái đặc biệt mà một con người gán cho nó, chỉ giữ lại văn-phong của người đó. Mặt khác, nó là quan-hệ giữa người với người liên quan tới đồ-vật. Quan-hệ đó khác những quan-hệ đơn thuần sinh-học ở đó. Ngôn-ngữ là nơi con-người-vật-thể, con-người-sống, con-người-tư-duy liên hợp và chống đối nhau. Ngôn-ngữ văn-chương cũng có ba khía cạnh ấy ở mức độ này hay mức độ kia. Khía cạnh vật-chất biểu-hiện qua h́nh-thái vật-thể của ngôn-ngữ. Khía cạnh sống biểu-hiện qua sự nhạy cảm của ta đối với âm điệu của ngôn-từ, của câu văn, qua dâm tính của một tiếng nói, dấu vết, kỷ-niệm nguyên thủy xửa xưa của quan-hệ-sống tức th́ (nhưng cũng đă có tính tinh-thần, tính xă-hội) của con người với tự-nhiên. V́ ngôn-ngữ cũng là và cơ-bản là một quan-hệ giữa người với người xuyên qua quan-hệ chung của họ với tự-nhiên : họ có cả một thế-giới để nói cho nhau. Khía cạnh tinh-thần biểu-hiện qua ư-nghĩa ta t́m bắt đằng sau cảm-giác về ngôn-từ. Khi ưu đăi âm nhạc của ngôn-từ, nhà văn ưu tiên t́m người khác trong tư cách sinh-vật của nó. Đó không là điều đáng nhục. Điều đó chính đáng nhất là khi nó là một h́nh-thái nổi dậy chống lại sự áp-bức lỗi thời đối với những thèm khát tự-nhiên của con người. Tuy thế, điều không thể chối căi là con người khác con vật ở tư-duy. Nó c̣n có thói cất cao giọng hát để đi chinh chiến, giết đồng loại. Giảm văn-chương xuống âm nhạc của ngôn-từ, sự chuyển động của h́nh ảnh, h́nh-thái đơn thuần, là chuyện vô-lư. Chuyện ấy chỉ có lư do tồn-tại như một thời điểm nổi loạn chống lại vỏ giáo-điều khô cứng của ngôn-ngữ thống-trị. Nhưng những tṛ chơi âm-thanh hư ảo hăo[50] ấy cũng chỉ tồn-tại một thời thôi, một thời-gian tương-đối ngắn như ai cũng thấy. Chúng chỉ tồn-tại lâu khi chúng mở đường cho một cách hiểu mới quan-hệ giữa người với đồ-vật, giữa người với người xuyên qua quan-hệ chung của họ với đồ-vật. V́ thế-giới luôn luôn vận-động và mỗi con người cũng vậy, những quan-hệ giữa người với đồ-vật thay đổi luôn luôn. Biểu-đạt sự thay đổi ấy, lưu giữ chúng trong ngôn-ngữ, là tái-tạo hay sáng-tạo nhân-tính của thế-giới. Đối với tất cả quan-hệ khác của con người với thế-giới cũng thế. Ngày nào con người c̣n tồn-tại, ngày đó c̣n có nghệ-thuật, văn-chương v́ nghệ-thuật và văn-chương, trong tham vọng biểu thị nhân-tính trong toàn bộ những chiều-kích của nó, là h́nh-thái đặc-thù người của những quan-hệ với thế-giới của con người. Một quan-hệ tiền-ngôn-ngữ trong tất cả các h́nh-thái nghệ-thuật. Một quan-hệ mới, nhưng sau khi ngôn-từ đă h́nh thành, trong văn-chương. Chính v́ thế nghệ-thuật và văn-chương luôn luôn có tính phản kháng, uy hiếp lật đổ mọi h́nh-thái quyền-lực : mọi quyền-lực đều dựa trên những chuẩn tư-duy, khi cần có thể áp đặt bằng sự ràng buộc vật-chất hay sinh-học hoặc bằng sự nhồi sọ dưới đủ thứ h́nh-thức dịu dàng, bạo liệt, thậm chí hoà thuận. V́ nó nhắm nghệ-thuật trên cơ sở những ư-chung, văn-chương đ̣i hỏi giải-phóng hoàn toàn con người. Như thế ta hiểu v́ sao nó là đối tượng ưu tiên của mọi đe doạ, đàn áp, mọi cố gắng hồi thú. Trong nhiều nước độc tài, ta có thể vẽ lên tranh mọi sự, như ta muốn. Ta có thể chơi nhạc như ta muốn. Nhưng viết mọi điều ta muốn viết y như ta muốn viết là chuyện nguy hiểm. V́ máu thịt của ngôn-từ chính là tự-do của con người trong thể thống-nhất nhân-tính của nó. Thể thống-nhất ấy bao gồm, trong thực-thể hiện tại của nó, thế-giới-này, tất cả những thế-giới xưa và thế-giới tương-lai.

Văn-chương, trong tư cách nghệ-thuật, đ̣i hỏi một thế-giới có-thực, cảm hiểu được[51] trong tất cả chiều-kích lịch-sử của nó, đ̣i hỏi một thế-giới đă được nhân-hoá. Nó là con người phơi bày những cụt cằn của chính-ḿnh để đ̣i hỏi được toàn vẹn. Nó là kư-ức vĩnh-cửu của sự phù du. Nó tự-hiện-thực xuyên qua sự tái-sinh bất tận của ngôn-ngữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trong mọi ngôn-ngữ, nó là tự-do. Và đoàn kết.

« ... sự dửng dưng âu yếm của thế-giới[52] ». Cách viết đó xúc động ta. Nó thủ thỉ với ta một điều ǵ không thể định-nghĩa được, nhưng ta cảm và hiểu, đối trọi với những ư-chung. Thế-giới[53] đếch cần biết ta nghĩ ǵ về nó, ta biết điều đó quá đi. Nhưng có lúc sự dửng dưng ấy có vẻ âu yếm đối với ta trong một thế-giới không có nghĩa và không có giá-trị, trong đó chó chết là hết chuyện. Điều đó sai[54], ít nhất tới ngày c̣n có loài người và, riêng với tác giả này, khi c̣n người biết đọc tiếng Pháp : tuy chàng đă chết, chàng vẫn c̣n là Kẻ xa lạ[55].



[1] Một số nghệ-sĩ có tham vọng lớn hơn, không muốn thêm một tác-phẩm nghệ-thuật vào kho tác-phẩm nghệ-thuật sẵn có, muốn thay đổi cả nhân-sinh-quan của con người. Cũng được. Không có ǵ chứng minh rằng điều ấy bất-khả-thi, nhất là đối với một số ít người và trong một lĩnh-vực giới hạn của cuộc sống. Nhưng tôi khó tin ta có thể sống được trong thế-giới này nếu mọi người đều nh́n nó qua nhăn quan của Picasso trong một số tranh của ông. Ta sẽ mất luôn cả khả-năng lấy metro đi cày, kiếm cơm.

[2] Điều họ tuyên bố trong lư-thuyết của họ về văn-chương, đặc biệt nhóm siêu-thực ở Pháp và, hơn thế nữa, Sartre. Có nhiều học phái, giáo phái khác.

[3] Điều họ thực-hiện qua tác-phẩm của họ.

[4] Điều ấy chỉ xảy ra đối với những tác giả cực lớn. Có nhiều mảng trong tác-phẩm của họ đă trở thành ư-chung dưới h́nh-thái ngạn ngữ, ca dao... Kiệt tác Kiều của Nguyễn Du là một thí dụ tiêu biểu. Hơn 300 năm sau khi ông đă chết, người Việt trong câu chuyện hàng ngày của họ vẫn trích một số đáng nể câu thơ của ông mà cứ tưởng rằng ḿnh dùng ngạn ngữ, ca dao. Một hiện-tượng như thế, ngày nay không thể h́nh dung được : ngôn-ngữ của con người đă quá phong phú để cho phép một người chi phối nó tới mức ấy.

[5] Situations, II. Qu’est-ce la littérature, Gallimard, Paris 1980. Văn chương là ǵ ?

[6] Điều ấy không thể tuyệt-đối được v́ tính ba-chiều-kích của con người. Tuy vậy, có những quan-hệ với thế-giới nặng tính ngoại-tại hơn. Thí dụ quan-hệ vật-chất giữa con người với thế-giới mà khoa-học nghiên cứu. Trong trường hợp phổ biến, ta làm như người quan sát không là một bộ phận của hệ thống bị quan sát.

[7] Có thể hiểu rông ra : sự-kiện.

[8] Situations, II. Qu’est-ce la littérature, Gallimard, Paris 1980.

[9] L’horreur économique.

[10] Có người sẽ bảo : Anh nói quá lời ! Tôi mong là vậy. Nhưng làm sao có thể đánh giá thế-giới này khác hơn khi ta biết báo cáo cuối cùng của LHQ về sự phát-triển, khi ta biết rằng ngay tại Pháp, nước xuất cảng hạng tư trên địa cầu, một người trên tám coi như đồ thừa ? Với t́nh trạng ấy, người ta c̣n vờ thấy số phiếu dồn cho ông Le Pen là chuyện lạ và coi chuyện gỡ gạc ít lá phiếu kia là đường lối chính-trị tinh xảo nhất. Tội nghiệp cho nôi của Quyền phổ-quát làm-người và làm công-dân. [ông Le Pen là lĩnh tụ một đảng fátxít khá lớn ở Pháp. Trong nhiều năm chính-trị-gia Pháp ít nhiều nhại ông ấy để vớt ít lá phiếu của những cử tri kỳ thị chủng tộc].

[11] Situations, II. Qu’est-ce la littérature, Gallimard, Paris 1980, tr. 305.

[12] Situations, II. Qu’est-ce la littérature, Gallimard, Paris 1980, tr. 304. Ngày nay vẫn đúng !

[13] Situations, II. Qu’est-ce la littérature, Gallimard, Paris 1980, tr. 305.

[14] Situations, II. Qu’est-ce la littérature, Gallimard, Paris 1980, tr. 302.

[15] Marx Engels, Études Philosophiques, Éditions Sociales, 1974, tr. 27. Radical (triệt để) và racine (gốc) là hai từ cùng… gốc.

[16] Nhưng đó không là thường lệ. Mỗi ngày ta bị thiên hạ nh́n hàng ngh́n lần mà ta không hề thấy khó chịu.

[17] Nhất là trong quyển sách này, để tránh búa đầu độc giả, tùy bối-cảnh, tôi dùng từ đó trong những nghĩa khác nhau như sau : vật-giới (trong đó có cơ-thể của ta), sinh-giới, thế-giới tự-nhiên (gồm cả hai thế-giới trên), thế-giới tinh-thần, thế-giới văn-hoá, và thế-giới trong nghĩa toàn bộ những quan-hệ ngoại-tại và nội-tại của con người. Cũng thế, từ « nhân-tính » có lúc ám chỉ con người ba-chiều-kích, có lúc ám chỉ tính đặc trưng của con người : tinh-thần, văn-hoá, giá-trị...

[18] Néant (danh-từ) : hư-vô ; anéantir (động-từ) : hư-vô-hoá, tiêu diệt, làm cho mất đi. Thực ra trong ngôn ngữ của Sartre, hư-vô-hoá không có nghĩa là tiêu diệt, nó có nghĩa : thực-thể-tự-tại chỉ hiện h́nh qua quá tŕnh hư-vô-hoá của Thực-thể-v́-ḿnh.

[19] Révélation vừa có nghĩa tiết lộ một sự-thật nào đó, vừa có nghĩa tôn-giáo thần khải.

[20] Dévoilement. Sự vén màn của Sartre không dính dáng ǵ với chuyện kéo một miếng vải phủ che một đồ-vật. Trong chuyện này, không hề có mẩu vải nào phải kéo hết. Vén màn có nghĩa là qua sự hiện-diện của ta, một thế-giới trở thành hiện-thực. Dévoilement, dévoiler, révéler là những khái-niệm đặc-thù trong triết-lư của Sartre. Simone de Beauvoir sử dụng nhiều trong những tập hồi kư lừng danh của bà.

[21] Pensées truquées.

[22] Chính nhờ Thực-thể-do-Tha-nhân, nhờ thể-xác với tư cách là nhân-tố cấu tạo ư-thức, mà Sartre thoát ra khỏi bẫy của Descartes. Ông thoát ra, nói thế có nghĩa là ông vẫn để nó lành lặn như cũ !

[23] Critique de la raison dialectique. Sartre, NRF Librairie Gallimard..

[24] Le Diable et le Bon Dieu. Gallimard, Collection TNP, 1951.

[25] L’homme est une passion inutile. L’Être et le Néant, J-P Sartre, NRF Librairie Gallimard, tr. 708.

[26] rapports d’ustensilité. Trong quan-hệ giữa con người với vật-giới, mọi vật-thể, kể cả thể-xác của con người đều trở thành hay có thể trở thành công cụ.

[27] empâté. Khái niệm đặc-thù của Sartre. Khi ư-thức nhập thể-xác để quyến rũ một ư-thức khác, nó biến cơ-thể thành xác-thịt (chair) một loại thực-thể nửa vật-chất nửa linh-hồn.

[28] Le diable et le Bon Dieu. Gallimard, Collection TNP, 1951, tr. 165.

[29] Par-dessus le marché. Trước hết, phải viết cho người ta hiểu. Sau đó, nếu thêm văn vẻ th́ càng hay.

[30] sémiologie.

[31] Điều này không có nghĩa là những t́m ṭi kia không đáng quan tâm. Ngôn-ngữ-học, phối hợp với những môn « khoa-học về kiến-thức » mang lại cho ta nhiều kiến-thức quư báu. Âm-vị-học soi sáng những điều kiện sinh-tính của ngôn-ngữ. Nó có thể giúp ta h́nh dung quan-hệ giữa nhục-thể và ngôn-từ. Muốn nói, phải có khả-năng phát âm. Khả-năng ấy tùy thuộc cấu trúc của dây thanh trong cổ họng. Cấu trúc ấy tùy thuộc một phần vào hệ gien và một phần vào quá-tŕnh học-tập ngôn-ngữ. Sau một tuổi nào đó, rất khó học nói một số ngôn-ngữ đặc biệt phong phú về âm-thanh. Tùy cấu trúc của dây thanh, của « lỗ tai » mà sự thân mật « tự-nhiên » giữa những âm-thanh, « âm hưởng nội-tại » của một ngôn-ngữ h́nh thành. Những cấu trúc chung nhất của một ngôn-ngữ, mà ta t́m thấy trong cách nói hàng ngày và trong văn bản cũng giúp ta thấy phần nào những ư-chung của chúng. Trên cơ sở đó, những khác biệt với chúng, thói tật trong cách sử dụng ngôn-ngữ... cũng nói lờ mờ với ta một điều ǵ về một tác giả. Nhưng những cách tiếp cận duy-vật, duy-lượng và duy-cấu-trúc về ngôn-ngữ ấy sẽ không bao giờ giúp ta hiểu cạn bản-chất của ngôn-ngữ. Ǵ đi nữa, chúng cũng phải bỏ sang một bên khía cạnh hữu-nghĩa, chức-năng tạo-nghĩa của ngôn-ngữ.

[32] Trong một Hội chợ sách ở Bruxelles, một tác giả kịch lừng danh nói đại khái : « Tôi không thích nói chuyện về các nhà phê b́nh. Điều bực ḿnh với họ là khi bài vở của họ hay, nó dán tem trên tác-phẩm mà họ nói tới. » Thường thường là vậy nhưng không phải lúc nào cũng thế. Bài Présentation de L’Étranger của Sartre tự nó cực hay, khiến ta muốn đọc tác-phẩm của Camus và tác-phẩm ấy, khi ta đọc, đâu để cho bài phê b́nh nọ dán nhăn hiệu. Nhà phê b́nh văn-chương chân chính cần độc giả yêu tác-phẩm ḿnh yêu hơn là yêu chính ḿnh. Thế mới là chia sẻ vẻ đẹp với đời.

[33] Ngôn-từ hiện-thực với tính chất ngôn-từ khi ta dùng nó để nói chuyện với người khác hay chính-ḿnh. Ngoài ra nó chỉ là âm-thanh hay vết mực đen lem nhem trên giấy trắng.

[34] Văn xuôi khác thơ ở đó. Có một loại thơ bất cần nội dung, rất giống nghệ-thuật không lời. Nó dùng ngôn-từ như vật-thể : h́nh hài, âm-thanh, mầu chữ, vị trí trong không gian tờ giấy.

[35] lettrisme.

[36] đánh mất chính-ḿnh.

[37] Chỉ cần đi một ṿng những thành phố cổ của người Hy-lạp th́ thấy. C̣n lại ǵ ? Một đống đá cũ xiểng liểng nhàm chán. Nhưng đă nói tiếng Pháp, ta đă ít nhiều là một người Hy-lạp. Trong nghĩa tốt. [trong tiếng lóng, nghĩa xấu, Hy-lạp là kẻ ăn cắp]

[38] Một nền văn-minh biến sách thành tư-bản tự kết án ḿnh phải lùi. Tôi không nói : biến sách thành hàng-hoá. Biến sách thành hàng-hoá đặt ra một vấn đề ta không bàn ở đây : quan-hệ giữa giá-trị văn-hoá của một tác-phẩm và giá-trị hàng-hoá của nó. Sự trao đổi hàng-hoá xuất phát từ sự phân công lao-động xă-hội và thúc đẩy phát-triển sự phân công lao-động ấy để tăng năng suất lao-động. Trong ràng buộc lịch-sử đó, tính hàng-hoá có thể giới hạn hay khuyến khích người đời đọc sách. Gutenberg quả đă có công lớn trong sự phát-triển nhanh chóng của nền văn-minh của ta. Máy in của ông đă cho phép số đông có khả-năng có sách để đọc dưới dạng hàng-hoá rẻ tiền. V́ thế, một đường lối chính-trị trong lĩnh-vực xuất bản không là một ư ngu ngốc đáng cười, nếu ở nước Pháp này c̣n có khả-năng làm chính-trị. Biến sách thành tư-bản là một hiện-thực hết sức khác. Phải nhắc lại điều ấy, xấu hổ thật. Tư-bản là giá-trị đẻ ra giá-trị, tiền đẻ ra tiền với một lượng giá-trị-thặng-dư, một lượng tiền lời. Một khi nó trở thành điều kiện tồn-tại của văn chưong th́ văn-hoá lâm nguy. Ngày nay, ta chứng kiến điều đó trong khủng hoảng liên miên của ngành xuất bản, trong sự-kiện doanh nghiệp thông-tin và phát hành nuốt nhà xuất bản văn-chương, trong sự khống chế của nhân viên quản lư đối với « văn nhân », trong sự lệ-thuộc của tác-phẩm tinh-thần đối với tỷ lệ lời của tư-bản.

[39] Chơi chữ. Dénaturer (biến chất, xuyên tạc ư-nghĩa) và naturel (tự-nhiên) cùng gốc.

[40] Tôi không tin rằng một nhà văn Pháp có hoài băo xúc động tấm ḷng của một người Papou, kể cả người Papou biết tiếng Pháp. Tuy vậy, khi văn ấy đẹp, ông có thể làm được điều ấy.

[41] bất kể ta dùng « mô h́nh đọc » (grille de lecture) nào để hiểu chúng. Ta có thể chén ngôn-từ với đủ thứ nước chấm. Điều mà ta tiêu hoá, chính là nước chấm v́ nó là ngôn-từ đă bị tiêu hoá.

[42] Đó là lời khen đẹp nhất mà nhà phê b́nh có thể tặng nhà văn.

[43] Dĩ nhiên, có nhiều gông cùm khác : quan-điểm tôn-giáo, duy-luân-lư, ư-thức-hệ, duy-khoa-học chẳng hạn. Trong mọi ngôn-ngữ đều có ít nhiều những thứ đó.

[44] quan-hệ của nó với vật-thể, sự-sống, tha-nhân và chính-ḿnh.

[45] Science sans conscience n’est que ruine de l’âme. Rabelais. Conscience có cả hai nghĩa ư-thức và lương tâm.

[46] re-dire le monde.

[47] Có văn-chương khi ngôn-ngữ bị đặt vấn đề. Il y a littérature quand le langage est en question. Paul Valéry.

[48] Ư-nghĩa của văn bản.

[49] Âm-thanh, h́nh ảnh, nhịp điệu...

[50] Bibelots d'inanités sonores. Một câu thơ nổi tiếng của Mallarmé.

[51] Chứ không hữu-lư, ít nhất trong ư-nghĩa thông thường hiện này.

[52] « ... la tendre indifférence du monde », L'Étranger, Albert Camus.

[53] Trong tiểu thuyết của Camus, đoạn văn kia nói tới mặt đất, màn đêm, sự mát mẻ và những mùi của đất... và người mẹ vừa mới chết của nhân vật.

[54] Camus biết lắm chứ : ông viết và đăng.

[55] L’Étranger. Tiểu thuyết đầu tay của Camus. Il reste l’Étranger có hai nghĩa : a/ Camus vẫn c̣n là Kẻ xa lạ ; b/ Kẻ xa lạ vẫn c̣n lại ở đời.