TDTD5CDanNhap

Tư-duy tự-do

Dẫn nhập

Luận-đề trọng tâm của quyển sách này là : nếu ta suy-luận một cách biện-chứng, ta có thể kết-hợp hài hoà kiến-thức khoa-học, phẩm-chất của đời sống[1] và giá-trị tinh-thần của những nền văn-minh trong mọi lĩnh-vực của kiếp người. Để làm vậy, không cần là một chuyên-gia hay một học giả bách khoa, chỉ cần suy-luận một cách tự-nhiên. Suy-luận biện-chứng là cách suy-luận tự-nhiên của con người. Mỗi ngày ta hồn-nhiên suy-luận như thế và ngôn-ngữ của ta có đầy h́nh-thái phát biểu biện-chứng : « những cực-đối-lập thu hút nhau », « những thái cực nhập vào nhau[2] ».

Quyển sách này là một hướng dẫn sơ khởi và một lời mời độc giả suy-luận một cách biện-chứng về thế-giới chung của ta để hiểu nó, chiếm-hữu nó một cách ư-thức bằng tư-duy và hành-động[3]. Nó vận dụng ngôn-ngữ hàng ngày để phát biểu, lư-trí thông thường để biện minh, kinh-nghiệm tầm thường trong sinh hoạt hàng ngày để minh hoạ khái-niệm. Nó không nhắm mang cho độc giả những kiến-thức lẻ, nó mời độc giả vận dụng một phương-pháp suy-luận. Tuy vậy, nó không né tránh đương đầu với những vấn đề cơ-bản liên quan tới thế-giới-quan và nhân-sinh-quan đang làm nền tảng ngầm hay được tŕnh bày sáng tỏ cho suy-nghĩ và hành-động của con người. Điều đó ai cũng có khả-năng làm. Đó là niềm-tin của tác giả.

Phần I (chương 1-4) phân-tích ba quan-hệ cơ-bản, gắn chằng chịt với nhau, của con người với thế-giới : quan-hệ với vật-chất, trong tư cách ḿnh là một vật-thể, quan-hệ với sự-sống, trong tư cách một sinh-thể, quan-hệ với tha-nhân và bản thân, trong tư cách một « thực-thể-tư-duy », một trí-thể. Con người nêu những quan-hệ ấy bằng ngôn-ngữ. Ngôn-ngữ ấy không do nó tạo ra, là di sản người khác để lại. Con người tự vươn ḿnh ra khỏi thú-giới, trở-thành-người khi nó hiện-sinh-hoá[4] di sản ấy. Nhưng di sản ấy nhốt nó vào quá-khứ và thành-kiến của người đă chết, của người đang sống. Tra hỏi ngôn-ngữ của ḿnh là tra hỏi văn-hoá của chính-ḿnh, tự-tra-hỏi. Tự-tra-hỏi mở đường cho tư-duy triết-học. V́ thế quyển sách bắt đầu bằng sự tự-tra-hỏi ấy.

Phần II (chương 5-6) bàn tới nền tảng của những ư-tưởng của chúng ta : nhân-sinh-quan và thế-giới-quan làm điểm tựa cho chúng. Trong phần này, ta xem xét quan-điểm của vài nhà tư-tưởng lớn đă đặt nền móng cho nền văn-minh Âu Châu và, do đó, ảnh hưởng sâu sắc thế-giới đương đại. Ta tránh đi vào chi tiết tác-phẩm của họ : mấy đời chuyên gia cũng không kham nổi. Ngược lại, ta bàn tới cùng, bằng một ngôn-ngữ thông thường nhất, những quan-điểm về con người và thế-giới đó. Phần này đặc biệt dành cho ai thích suy-luận triết với ngôn-ngữ của triết gia. Độc giả không quan tâm tới điều ấy có thể « nhảy qua » hay « liếc qua », không hề chi.

Mọi vấn đề đề cập trong quyển sách này đều được bàn tới một cách nhất-quán trên cơ sở một quan-điểm duy nhất về thân-phận-làm-người. Quan-điểm đó được tŕnh bày dưới dạng triết-học trong chương 6. Nhưng độc giả có thể trực tiếp tiếp cận nó qua cách tác giả vận dụng nó vào những lĩnh-vực kiến-thức khác nhau ở những chương khác nhau. Độc giả sẽ tiếp cận nó trong một h́nh-thái khác, qua ngôn-ngữ và cách tŕnh bày quen thuộc hơn.

Phần III (chương 7-12) đề cập tới những quan-hệ đặc-thù nhân-tính trong một số lĩnh-vực gốc của đời sống thường ngày mà thiên hạ hay bảo là thuộc thẩm quyền của những môn « khoa-học » đ̣i hỏi những « ch́a khoá » chuyên môn mà ta không có : tiềm-thức-học[5], những « khoa-học » nhân-văn, đặc biệt sử-học, kinh-tế-học và chính-trị-học. Tôi từ chối chuyện khuất-phục « kiến-thức » của một loại chuyên gia trước khi tôi xác-nhận được giá-trị chuyên-gia của họ. V́ thế, tôi tra hỏi nền tảng của những kiến-thức ấy trong từng lĩnh-vực một. Cuối cùng, v́ tôi nghĩ rằng nghệ-thuật duy nhất đáng sống là nghệ-thuật làm-người, quyển sách kết thúc với những suy ngẫm về nghệ-thuật và văn-chương.

Quyển sách này là một thể thống-nhất. Nhưng độc giả có thể « nhảy » qua những chương ḿnh không quan tâm, không hề chi, khi cần th́ trở lại để hiểu đầy đủ hay sâu sắc hơn.

Thỉnh thoảng, có ghi chú khá dài ở cuối trang. Độc giả có thể lờ đi. Chúng đề cập tới một khía cạnh đặc biệt của vấn đề đang được bàn hay một cuộc tranh luận đương thời trong xă-hội Pháp liên quan tới vấn đề đó. Tôi cho xuống phần ghi chú để tránh cắt ngang quá-tŕnh biện minh.

Dĩ nhiên, không thể tránh nổi chuyện trích dẫn. Tôi cố gắng giới hạn chuyện ấy : quyển sách này không có tham vọng cung cấp những kiến-thức lẻ, nó có tham vọng mời độc giả suy-luận một cách tự-nhiên, tự-do, biện-chứng.


 

Một vài nhà tư-tưởng lớn đă nuôi dưỡng tư-duy hiện đại

 

Descartes René (1596-1650) 

đă mở ra thời hiện-đại trong triết-học

Kant Immanuel (1724-1804)

đă đưa lôgích h́nh-thức tới một đỉnh cao

Hegel Georg Wilhelm Friedrich (1770-1831)

đă tạo ra nhân-sinh-quan và thế-giới-quan biện-chứng duy-tâm, h́nh-thức

Marx Karl (1818-1883)

đă tạo ra nhân-sinh-quan và thế-giới-quan biện-chứng duy-vật

Engels Friedrich (1820-1895)

đă cùng Marx phát-triển tư-tưởng mácxít trong nhiều lĩnh-vực

Darwin Charles Robert (1809-1882) 

đă tạo ra lư-thuyết về sự tiến-hoá trong sinh-giới

Freud Sigmund (1856-1939) 

đă mở đường cho sự hiểu-biết tiềm-thức

Einstein Albert (1879-1955)

đă đảo lộn khái-niệm không-gian và thời-gian

Sartre Jean-Paul (1905-1980) 

đă đẩy tới cùng biện-chứng h́nh-thức trong mô-h́nh tư-tưởng của Descartes

chủ trương văn-chương nhập cuộc

Những lư-thuyết gia của vật-lư năng-lượng

Bohr, Schrödinger, Heisenberg, v.v. đă khiến ư-niệm vật-chất truyền thống khủng hoảng.

Những lư-thuyết gia của sinh-học và các khoa-học về sự hiểu-biết

mở đường cho một cách tiếp cận con người ba-chiều-kích : vật-thể, sinh-thể và trí-thể.

 



[1] Qualités de la vie. Tất cả những ǵ ta có thể cảm-nhận xuyên qua thể-xác của ta. Khái-niệm riêng, sẽ định-nghĩa sau trong chương bàn tới sự-sống.

[2] Les contraires s'attirent. Les extrêmes se rejoignent.

[3] Trong ngôn-ngữ của tôi, khái-niệm hành-động dành riêng cho nhân-giới. Khái-niệm hành-sự dành cho sinh-giới : sự-sống là một h́nh-thái vận-động có ư-hướng.

[4] Khái-niệm của tôi, không liên quan tới chủ-nghĩa hiện-sinh của Sartre. Nghĩa : khiến di sản ấy tái-sinh trong nhân-giới xuyên qua chính-ḿnh.

[5] Psychanalyse. Có người cho là kiến-thức, có người coi như chuyện ḷe đời.