Gặp gỡ cuối năm

 

Gặp gỡ cuối năm

Khi lập trường thắt họng văn chương

 

 

Với những người khác họ chửi cộng sản hay bênh cộng sản, tôi đều không quan tâm mấy, họ chửi cũng chả hại được ḿnh, họ bênh cũng chẳng làm ḿnh sang trọng hơn. Viết được về họ kể ra cũng vui vui, không viết ǵ về họ cũng chẳng ai nỡ trách tại sao lại thiếu... Ngựi ta chỉ say mê có những người của hôm nay thôi.

Ai thế ?

Tài đức bao nhiêu mà ngạo mạn đến vậy ?

Nếu là một bạo chúa thời Trung cổ th́ đă đáng buồn : chúng ta thừa kế quá khứ của nhân loại, một phần nhân phẩm của ta đúc kết bằng di sản đó. Nếu là một nhà chính trị, thật đáng lo : trong lịch sử cận đại, quan điểm đó về đồng loại đă đào khá nhiều hố chôn tập thể khổng lồ, trong đó không thiếu ǵ người cộng sản. Khủng khiếp thay ! đây là một câu văn của một nhà văn có tiếng, có miếng, có tác phẩm được đăng, được khen, và có quyền hành, tác giả tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải, một con họa mi trong cao trào đổi "mới" văn học.

Những người không c̣n là người của hôm nay, những người mà tác giả coi như một loại sâu bọ nhố nhăng, vui vui, chỉ đáng làm vật tiêu khiển khi rảnh dỗi là ai ? Là người Việt Nam. Đại khái có thể kể như sau :

1) khoảng hai triệu người đă đi khỏi nước, trong đó :

– một số không nhỏ đă nuôi cá biển

– một số lang bạt khắp nơi trên thế giới

– một số đi trước 75 v́ nhiều lư do

– và dĩ nhiên con cái của họ : sâu bọ làm sao sinh ra được người ?

2) trí thức "cũ" và các loại tư sản c̣n ở trong nước.

3) những kẻ lư lịch xấu c̣n lại, kể cả những em vài tuổi khi đất nước độc lập, thống nhất. Mấy con sâu bọ này thuộc loại sâu bọ nhất : chưa vào đời đă mất tương lai, chưa sống đă thành bộ xương thiên cổ.

4) những người cách mạng đă "sa ngă" hay "sai lầm".

Nhưng thôi, đếm măi làm ǵ. Tranh luận về sự đúng sai của quan điểm đó làm ǵ : chẳng hại được nhau và cũng chẳng làm cho nhau sang trọng. Nhưng nên thử t́m hiểu xem một quan điểm như vậy ảnh hưởng như thế nào vào ng̣i bút người muốn viết văn.

Bàn về truyện Gặp gỡ cuối năm chẳng có ǵ vui vui đối với người viết và người đọc. Nhưng có thể có ích. Ta có thể hiểu v́ sao một người làm chủ ng̣i bút của ḿnh như Nguyễn Khải chưa thể sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật.

Câu đó thể hiện điều ǵ ? Điều đó ảnh hưởng như thế nào vào nghệ thuật hành văn ?

Phải đọc kỹ mới t́m ra (tác giả có tay nghề gói ghém điêu luyện) :

Hăy mơ mộng trong cái hữu hạn ấy. Với cái vĩnh viễn, cái vô tận, cái trôi đi măi măi th́ ḿnh có là cái ǵ, chẳng là cái ǵ cả, đừng nghĩ phải là cái ǵ đó mà khổ, nhưng ta vẫn có thể là cái ǵ đó trong cái khoảng khắc ta đang sống, là một sức đẩy dẫu yếu ớt vào cái ḍng lưu chuyển chung, tôi vẫn nghĩ như thế, vẫn sống như thế, và tự xem là đủ.

Mấy chục năm qua, tự xét ḿnh, tôi thuộc về sức đẩy, chứ không thuộc về sức cản nhưng cũng chỉ như thế thôi, chắng là cái ǵ cả trong cái gịng chẩy ồ ạt, vĩnh viễn của Lịch Sử !

Như thế là rơ. Đây là một cách hiểu học thuyết Marx của một số người tưởng ḿnh cộng sản. Con người là sản phẩm của Lịch Sử. Lịch Sử phát triển có Quy luật. Tuân theo quy luật th́ được làm người. Trái quy luật làm phản động, làm sâu bọ.

Lịch sử chẩy về đâu ? Dính dáng ǵ với ta ? Đă có lănh đạo lo, hơi đâu mà mệt.

Quan điểm hoàn toàn máy móc kia về Lịch sử, về con người, thể hiện ngay trong ngôn ngữ : con người chỉ một sức đẩy, thuộc về sức đẩy, thuộc về sức cản. Vẻ khiêm tốn tự nhiên lộ mặt giả tạo : đánh đổi thân cây cỏ kia lấy sức mạnh vô địch vĩnh viễn của Lịch sử, v́ ḿnh thuộc về sức đẩy, thuộc về nó. Chẳng khác con chiên cúi rạp ḿnh xuống đất để giữ phần thiên đường. Giọng khiêm tốn ấy là sự ngạo mạn trá h́nh của kẻ tưởng ḿnh Sự thật. Về thực chất : đánh đổi nhân cách lấy sự yên tâm vĩnh cửu.

Khi nhà văn đánh đổi đôi mắt người của ḿnh lấy cặp mắt thần của chủ nghĩa, khi chủ nghĩa đó lại là một thứ chủ nghĩa "khoa học", có quy luật tự nhiên quyết định mọi chuyện, từ ngh́n xưa cho đến ngh́n sau, tất nhiên tác phẩm phải mang tính chất của sự lựa chọn đó : một thế giới chỉ có đúng hay sai, có sức đẩy và sức cản, không (có) buồn vui, yêu đương hay hận thù, không (có) người. Thế giới phi nhân tính đó, có thể cấu tạo theo quy luật, một cách hệ thống, một cách máy móc.

1) liệt kê những vấn đề quan trọng của t́nh h́nh chính trị (dĩ nhiên đă có lănh đạo cho biết cái ǵ quan trọng từng lúc)

2) học thuộc những lập trường đúng đắn (quy luật Lịch sử) của lănh đạo

3) quy định vai tṛ : nhân vật điển h́nh, chính diện, phản diện...

4) lượm lặt chi tiết ngoài đời, mặc áo cho vai tṛ

5) kiến thiết cốt truyện, ráp những mảnh vụn đó lại một cách thật hấp dẫn

6) gọt chữ, tỉa câu để cho xuôi tai, có vẻ tự nhiên (món này gọi là nghệ thuật !)

Và mong tạo được tác phẩm ngh́n thu !

Trong điều kiện "sáng tác" đó, nhà văn thiên tài cũng không thể biến bài giảng đạo kia thành tiểu thuyết. Nhưng nhà văn thiên tài chẳng dại ǵ chui vào thế giới ấy. Hoặc, khi bắt buộc phải chui vào, sẽ làm nó nổ tung.

Trong thế giới ấy, c̣n ǵ cho người cầm bút ? Một chút thủ thuật gọi là tay nghề, mài đi dũa lại cũng không tiết ra hồn được. Giỏi lắm cũng chỉ sản sinh "văn" thực dụng.

Kỹ thuật dựng truyện cứu văn được ǵ chăng ?

Th́ ra khi đă có một cốt truyện quan trọng, với những chi tiết tuyệt vời, lời văn tự nó đến, đến thật mềm mại, thật uyển chuyển và trong trẻo như không có tí văn học nào.

Viết được một câu chuyện hay, chinh phục được ḷng người th́ người viết lại có cả cái quyền đôi lúc được giỡn mặt bạn đọc tí chút. Là nhà văn có tài nghĩ cũng sướng thật, viết như đùa, triết lư như đùa, nhân vật như đùa mà vẫn quyến rũ biết bao.

Cũng v́ thế ba truyện của Nguyễn Khải (Xung đột, Thời gian của Người, Gặp gỡ cuối năm) đều là truyện trinh thám hay mang ít nhiều tính chất trinh thám, đều có vai chính gián điệp hay công an.

Gặp gỡ cuối năm xây dựng như truyện trinh thám. Nhân vật chính là một anh gián điệp. Mánh lới nghề nghiệp được sử dụng ở đây là mánh lới của truyện trinh thám : cố tạo suspense để giữ sự chú ư của người đọc, tới trang cuối mới lộ. Truyện mở màn với một hứa hẹn ly kỳ rùng rợn : đúng giao thừa chị Hoàng sẽ công bố một chuyện nẩy lửa. Trong khi chờ đợi, mỗi nhân vật kể một vài sự kiện về chính trị, về kinh tế, về đời sống cán bộ, công nhân, viên chức... để tác giả có dịp giảng kinh. Chất men chắp nối những t́nh tiết lủn mủn đó là đôi mắt thần của một anh gián điệp thần : quen hết thẩy lănh tụ, tướng tá của tất cả các chính quyền cũ, thân với tất cả các quan thầy và mật thám Mỹ thời chiến tranh, gặp hết thẩy những tay "ba tầu" mại bản, dự tất cả các buổi họp bí mật cần thiết để biết mọi sự việc đă xẩy ra, đang xẩy ra và tiên đoán mọi việc sẽ xẩy ra, với mọi người.

Một thế giới đúng quy luật trăm phần trăm. Ngay thợ viết truyện trinh thám cũng không đến nỗi ngớ ngẩn như vậy.

Khốn nỗi, trên trần gian này, không có cốt truyện nào tự nó quan trọng, không có chi tiết nào tự nó tuyệt vời. Cốt truyện trở thành quan trọng, chi tiết trở nên tuyệt vời khi người đọc cho nó tầm quan trọng, thấy nó tuyệt vời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi tác giả tôn trọng người đọc, coi nó là người, có buồn, có vui, có lúc sáng suốt, có lúc mê muội, có khi trong sáng,  có khi vẩn đục,  có lúc cao thượng,  có lúc đê hèn,  và – quan trọng hơn cả – có tương lai, có tự do lựa chọn, có trách nhiệm của con người, không máy móc nào, dù là Lịch sử, giật dây.

Trong t́nh huống đó, có thể giỡn mặt nhau chút ít. Đó là cái nháy mắt cảm thông giữa hai con người tự do và tôn trọng nhau : hay lắm nhưng cũng chỉ là hư cấu, và v́ thế, là thế giới người trăm phần trăm, không có quy luật nào làm nó hấp dẫn, chỉ có ta với ta, người với người.

Sâu bọ dĩ nhiên không đọc sách. C̣n đối với những con rối bị giật dây bởi một Quy luật Lịch sử lơ mơ tới mức đôi mắt trần tục không thể thấy rơ, phải mượn mắt thần mới đoán được (và đă không ít lần đoán sai), th́ không có ǵ quan trọng hết, không có ǵ tuyệt diệu cả : mọi chuyện trên đời, mọi giá trị đều đă an bài, đă quyết định ở nơi khác. Tuyệt đối trung thành với lănh đạo hay thất tha thất thểu cuốn theo chiều gió cũng vậy : một giấc mơ không có chủ, một ảo ảnh trong bóng thời gian, một cuộc sống không ǵ bằng yên ngủ.

Tiếc thay, trong khoa học hiện nay, chưa ai phát hiện được cái quy luật tự động biến cốt truyện thành văn, làm lời văn tự nó đến.

Cốt truyện chỉ là xương của truyện. Phần hồn của truyện nở qua nhân vật. Nó đă thiếu nhân tính, lâu đài ảo kia sụp đổ ngay. Những sự kiện phức tạp, những t́nh tiết éo le, những bí mật rùng rợn đều trở thành trơ trẽn. Làm sao quyến rũ được người đọc khi, hạ bút, tước đoạt ngay nhân cách của con người, của nhân vật ? Hậu quả hiển nhiên là :

 

nhân vật

=

 con rối

tương lai

=

 định mệnh

hành động

=

 máy móc

lời nói

=

 kinh kệ

lời b́nh

=

 giảng kinh

 

Như đă thấy, trong Gặp gỡ cuối năm, tương lai đă an bài. Trong cái gịng chẩy ồ ạt, vĩnh viễn của Lịch Sử những nhân vật hoặc thuộc về sức đẩy, hoặc thuộc về sức cản, thế thôi. Mỗi nhân vật là một động vật có bản chất bẩm sinh, có thuộc tính khách quan của nó, không ǵ thay đổi được. Điều đó, dĩ nhiên, thấm vào ng̣i bút.

Đây là loài sâu bọ :

con trai lớn đi cải tạo, con trai nhỏ ngồi tù, con dâu thất nghiệp... cái đống xương thịt hư mục, đổ nát... thứ dân thường có phập phồng lo sợ chút ít... là những anh trí thức trùm chăn. Hèn cả, vẫn là những anh hèn... là kẻ thất bại, làm bộ trưởng thất bại, làm nghị sĩ thất bại, làm người yêu nước cũng thất bại.

Đỉnh cao của sự phát triển của loài nay chỉ có thể là :

lấy vợ người Pháp, nhưng không nhập quốc tịch Pháp, biết ân hận, biết xấu hổ v́ đă vắng mặt trong những năm tháng đầy gian truân của dân tộc

Tại sao ? Tại :

Người hèn vốn đă hèn, mỗi thay đổi lại mỗi hèn hơn một chút

và tuy có thể tham gia kháng chiến :

Nhưng cái nửa sau xem ra không được hồn nhiên như cái nửa đầu, có vẻ mệt, có vẻ chán, có vẻ thất vọng v́ cái hôm nay không giống mấy những mơ mộng của hôm qua.

Định mệnh chúng đă vĩnh viễn quy định, không sao thay đổi :

một con số không méo mó khi tính lại những hoạt động vô ích của gần một đời người

Họ đă không là đồng loại của ta th́ hơi đâu tốn :

sự rộng lượng với những người măi măi không thể giống cậu. (thế th́ khái niệm cải tạo thật vô lư)

Và con người được làm người :

trời đă cho anh cái tính chất phác, giản dị, tự nhiên.

hoặc v́ :

Tin rằng cuộc đời dẫu thế nào vẫn cứ là tốt đẹp. Cách mạng dẫu có chuyện ǵ cũng vẫn là phát triển, tiến bộ. Thế là đủ, đă rất đủ để làm việc, để vui chơi, để an nghỉ.

Ra thế. Cũng cần có niềm tin mới thuộc về sức đẩy ! Nhưng có lẽ niềm tin này cũng là của trời phú ?

người v́ nó Lịch Sử, do đó, muốn sao được vậy :

Chuyện của hôm nay dẫu buồn đến đâu, dẫu bực đến đâu vẫn cứ vui, v́ nó là máu thịt của hôm nay, của giờ này, nó tươi rói, nó đỏ hồng.

Cái Lịch sử tự nó tốt đẹp, tiến bộ, vui, tươi rói, đỏ hồng kia làm ǵ có chuyện buồn bực, và cũng chẳng có máu thịt (!) của hôm nay, của giờ này. Mài câu, dũa chữ đến thế mà cũng chỉ thành văn sáo ! Tiếc thật.

Những con rối do Lịch sử giật dây này làm sao có thể có tiếng nói của con người ? Chỉ có thể gắn cho nó một cái loa để Lịch sử nhạt nhẽo giảng đạo :

Đă là người làm thuê th́ không thể là bậc trí giả, là người của phú quư th́ không thể là người của đạo lư. (Trong thế giới tư bản, chưa có nhà văn nào khinh miệt Marx và Engels như vậy)

Bị đồng tiền cám dỗ th́ mất hết bác ạ, mất lư tưởng, mất niềm tin, mất cả bạn bè, sẽ sống với tâm địa ích kỷ, tàn độc như dưới chế độ tư bản.

Vâng, nhất định sẽ phải là như thế, với sự kinh doanh mờ ám ấy anh sẽ thành một nhà tư bản thực thụ với tâm lư tư bản, thủ đoạn tư bản, và những niềm vui cũng rất tư bản[1].

hay gượng gạo triết lư :

Chúng ta tính toán có khác nhau. Anh là người làm công cho một xí nghiệp, c̣n tôi là người chủ của một xí nghiệp.

Cái tinh thần tập thể ấy chỉ khuyến khích kẻ bất tài, kẻ lười biếng, kẻ nhút nhát, và cả những thằng ăn cắp nữa.

Điều lư thú duy nhất, và bất ngờ, khi đọc những tràng "đối thoại" vô duyên kia lại là đột nhiên phát hiện nhân tính trong loài sâu bọ :

Đợi ở các anh một lời hứa hẹn, một chút ve vuốt rồi mới định được cái thái độ sắp tới nghĩ cũng kỳ (khả năng thấy ḿnh hèn. La honte est un sentiment révolutionnaire[2])

Đừng nghĩ tôi là phản động nhá, bộ máy hành chính của các cậu c̣n kém lắm, c̣n chậm chạp lắm. (Khả năng hiểu tâm hồn người khác. L'homme est l'ensemble de ses rapports sociaux[3].)

Ng̣i bút đă bất lực, người viết chắc cũng thừa thấy, nên đến lúc ngán ngẩm quá lại trắng trợn tỏ t́nh :

tôi đâu có ngán cái chết nếu cái chết của tôi có thể lưu lại một chút âu yếm trong đáy ḷng dăm ba người bạn.

Trong sa mạc tự nhiên kia, tỏ t́nh với ai nhỉ ?

Đọc Gặp gỡ cuối năm, muốn ghét, muốn khinh nhân vật phản diện cũng không ghét, không khinh nổi ; muốn yêu, muốn quư nhân vật chính diện cũng không yêu không quư nổi. Đó không phải là những con người, chỉ là một mớ rối cho tác giả tiêu khiển, vui vui, tṛn bổn phận với Lịch sử và... cấp trên.

Không phải t́nh cờ mà tác giả lănh đủ lời khen đanh thép trích ngay từ truyện Thời gian của Người :

Danh giá của một cán bộ là được cấp trên và bè bạn tin yêu. Đă đánh mất danh giá th́ sống cũng bằng thừa, nếu chết cũng chẳng phải tiếc[4].

Chỉ có bấy nhiêu ? Hỡi ơi danh giá con người ! Hỡi ơi thân phận nhà văn ! Hỡi ơi hạt cát của Lịch sử !

Khi đă đánh đổi cặp mắt người của ḿnh lấy đôi mắt thần của cấp trên th́ có thể nhà văn trong lư lịch, thậm chí có tiếng, có địa vị, nhưng không thể sáng tác nghệ thuật.

Một khi đă tự nhốt ḿnh trong thế giới phi nhân tính kia, chỉ c̣n phép lạ mới biến được lời nói thành văn :

Ng̣i bút cứ lia trên trang giấy với bao ư tưởng, h́nh tượng lạ lùng, như không c̣n thuộc về ḿnh, ḿnh đâu có những cái đó, mà thuộc về một thế giới kỳ ảo, trong phút chốc. Cái phút đó người trong nghề gọi là phút nhập thần, phút nhập đồng.

Và hy vọng duy nhất để thành công ấp ủ trong khát vọng may rủi t́m được một cốt truyện :

Không phải là một chuyện nhạt nữa rồi, một chuyện có cái tầm vóc riêng của nó, cái huyền bí riêng của nó.

Đầu óc "duy vật" kia đă biện chứng đột ngột thành đầu óc sùng bái. Nhưng trong đời làm ǵ có phép lạ vớt vát nổi sự què quặt vô phương cứu chữa này. Đổi "mới" bút pháp bao nhiêu cũng chịu.

Giả dụ Lịch sử không thực, giả dụ Engels có lư khi viết :

Les hommes font leur histoire, quelque tournure qu'elle prenne, en poursuivant chacun leurs fins propres, consciemment voulues, et c'est précisément la résultante de ces nombreuses volontés agissant dans des directions différentes et de leurs répercussions variées sur le monde extérieur qui constituent l'histoire. Ce qui importe donc également ici, c'est ce que veulent les nombreux individus[5].

th́ giấc mộng nghệ thuật kia c̣n ǵ ?

Có ḷng nhân chưa chắc đă viết được văn hay, on ne fait pas de la bonne littérature avec de bons sentiments[6], nhưng tôi chưa từng thấy ai không có ḷng nhân mà có tài văn chương.

Đọc xong Gặp gỡ cuối năm, thấy bút pháp của tác giả vững vàng, khéo léo, không thể có được nếu không có một sự say mê nào đó đối với văn chương, tôi hơi ngờ ngợ. Viết theo đơn đặt hàng, cho qua ? Tôi chịu khó t́m đọc một tiểu thuyết rất xưa, Xung đột và một tiểu thuyết mới, Thời gian của người. Cũng vậy. Cũng những bài kinh kệ. Cũng những anh công an, gián điệp thần v.v. Cứ như thiếu chất keo ấy không thể thành cốt truyện. Kỹ thuật dựng truyện có khá hơn. Trong Xung Đột, cả cốt truyện xoay quanh một anh chàng giả vờ chết giữa đám đông suốt cả tuần mà không ai phát hiện được ! Kỹ thuật sắp câu, mài chữ, tiến bộ nhiều, khác hẳn xưa, câu văn ngắn gọn, lưu loát, gần hồn nhiên. Nhưng vẫn vô t́nh, như mọi kỹ thuật.

Thế là thế nào ?

Tôi h́nh dung một con người ngồi trước một trang giấy trắng, một ngày nào đó ở Việt Nam năm 1984-85. Viết về cái ǵ, có thể rơ. Nhưng viết thế nào ? Đó là nỗi đau cào ruột, là sự thấp thỏm, lo sợ, là niềm tin. Đó là sáng tác, là hồn người đọng vào ng̣i bút. 1985 : Hai cuộc kháng chiến vừa chấm dứt, Tổ Quốc vừa thống nhất. Một cuộc chiến tranh khác đă nổ, đang tiếp diễn. Khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng kinh tế, xă hội đă rơ ràng. Không thể tiếp tục như vậy, phải... Quá khứ kia không thể phủ nhận sạch. Không những nó là đời ḿnh, nó đă là lương tâm của một thời đại. Hiện tại này không thể chấp nhận măi. Tương lai kia không ai, không lực lượng nào đảm bảo được, ngoài lực lượng đă làm nên lịch sử hôm nay. Lực lượng đó lại chưa có chính sách đổi mới. Phải đổi mới, nhưng không biết đổi cái ǵ và tạo cái mới nào. Đó là câu hỏi của thời đại, là bi kịch của con người hôm nay, là nỗi đau của nhà văn.

Lao vào câu hỏi đó, vắt tim, vắt óc để từ chối và đề nghị, là chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận trả giá cho sai lầm hoặc thất bại. T́nh đó, sự dũng cảm đó, ở Việt Nam có một cái tên : Dương Thu Hương. V́ vậy, văn Dương Thu Hương không mới lạ, độc đáo, vẫn làm ḷng nguời xôn xao.

Cảm nhận câu hỏi đó và dừng lại ở đó : vỏ mới, hàng cũ, văn của Gặp gỡ cuối nămThời gian của người. Nhiều lắm được vài lời khen chung chung loại : viết khỏe, tích cực, sâu sắc, ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, hiện đại v.v. Nhưng thực sự chẳng ai muốn bàn tới. Thật bất công đối với nhà văn. Dù sao, đổi bút pháp như vậy cũng thể hiện một sự khao khát đổi mới. H́nh thức đổi mới không ăn khớp với nội dung không đổi mới ấy, dĩ nhiên, giống một loại thời trang. Nhưng, cũng như mọi thời trang, nó thể hiện một nhu cầu của con người. Trong nghĩa đó, Nguyễn Khải là một nhà văn đổi mới đầu tiên ở Việt Nam, trước khi chính sách đổi mới ra đời. Đừng quá trách sự khao khát ấy, sự đổi mới ấy nửa mùa. Cuộc đời ta nào thiếu những cuộc vùng dậy nửa mùa. Chính tính chất nửa mùa ấy phù hợp với nhiều độc giả. Tôi vừa thích vừa không ưa sự đổi mới ấy trong văn Nguyễn Khải v́ vậy. Tới ngày nào ta mới chấp nhận sống là lột xác từng ngày, từng giờ, văn là lột xác từng câu, từng chữ ?

Nhưng làm nhà văn kể cũng sướng thật. "Nghề" đặc biệt này có mặt huyền diệu của nó. Nó không ngừng lôi cổ người hành nghề vượt qua mọi giới hạn tư tưởng, mọi hẹp ḥi, vươn lên nhân cách của ḿnh.

V́ nghề này sử dụng một vật liệu đặc biệt, có một không hai trên đời, ngôn ngữ.

Một tiếng nói tự nó chỉ là một tiếng động trong muôn ngh́n tiếng động, một chữ viết tự nó chỉ là một dấu mực lem nhem, không có nghĩa lư ǵ.

Nó bắt đầu có ư nghĩa khi con người lồng ư thức và tâm hồn ḿnh vào nó, mang lại nhân tính cho nó : nó trở thành vật liệu của tác phẩm. Giây phút đó là giây phút con người nhập cuộc một cách toàn diện vào nhân giới : tiếng nói một mặt là quan hệ giữa người với người từ ngh́n xưa truyền lại, mặt khác là sự tái tạo nhân giới qua con người hiện tại. Người đầu tiên phải nhập cuộc chính là nhà văn. Càng muốn vật liệu hoàn hảo bao nhiêu càng phải cho mượn nhân cách của ḿnh bấy nhiêu. Giây phút say sưa, nhập "thần" là giây phút yêu thật, ghét thật, xót xa thật, hận thù thật, hết ḿnh, chẳng cần kêu trời, gọi đất, lôi Lịch sử ra biện bạch.

Đọc kỹ ba truyện, cuối cùng, tôi cũng bắt gặp một đoạn văn đẹp, ra hồn văn :

Nghe mẹ cháu kể, khi được tin chú Ba hy sinh tại Tân Sơn Nhứt năm 1968, bà vào nhà thờ, quỳ một đêm dưới chân tượng Chúa, rồi trỏ vào Chúa mà nói với cha sứ : "Con tôi đó ! Con tôi chính là Giêsu !". Bà đă khùng, nhưng ông cha sứ c̣n khùng hơn, ông liền quỳ xuống, cầm lấy hai tay bà thưa rằng : "Tôi đă rơ, hai con bà chính là Con của Người[7]..."

Th́ ra không cần có một cốt truyện quan trọng, với những chi tiết tuyệt vờilời văn tự nó đến, đến thật mềm mại, thật uyển chuyển và trong trẻo như không có tí văn học nào là như vậy.

Tôi vẫn tưởng người cộng sản không tin có Thượng Đế hay Định Mệnh, không tin có một thứ bản chất bẩm sinh bất di bất dịch của con người, mà khẳng định con người là sản phẩm của chính nó, đáng lẽ dễ thành nhà văn hay, thế mà...

Với kỹ thuật viết, với bản năng tín đồ "bẩm sinh" của ḿnh, Nguyễn Khải có thể trở thành một nhà văn tôn giáo hay. Bản năng đó cũng là nhân tính, cũng có thể dẫn tới nhân t́nh.

Nhưng không thể trở thành một nhà văn cộng sản.

Trần Đạo

1989

 

 



[1] ’i giời ơi, hết sẩy !

[2] Nhục là một t́nh cảm cách mạng. Karl Marx.

[3] Con người là toàn bộ những quan hệ xă hội của nó. Karl Marx

[4] Ngô văn Phú, Nhân Dân 11Ở8Ở1985.

[5] Engels : Ludwif Feuerbach et la fin de la philosophie allemande.

Con người làm nên lịch sử, bất kể h́nh dạng và xu hướng của nó, khi đeo đuổi mục đích riêng của ḿnh, một cách có ư thức, và chính kết quả tổng hợp của những ư chí cá biệt trong những hướng khác nhau ấy và những ảnh hưởng phong phú của chúng vào thế giới hiện thực cấu tạo lịch sử. Do đó, điều quan trọng trong vấn đề này cũng là sở nguyện của đông đảo những con người cá thể. Ludwig Feuerbach và sự kết thúc của nền triết học Đức. [TĐ nhấn mạnh]

[6] không phải tốt bụng mà viết được thành văn.

[7] Thời gian của người