Một cành hoa, một chặng đường

 

Một cành hoa, một chặng đường

Một cây viết đểu

 

giấy trắng tự bản chất là sự lừa dối đầu tiên và sau cùng

Phương Sinh

 

 

 

Văn chương đểu nhất Đỗ Kh. Phong cách nghệ thuật này xuất hiện mới đây trong văn xuôi Việt Nam. Không thể sớm hơn ? Viết được văn đểu không phải chuyện dễ. Càng không phải chuyện đùa. Điều đó đ̣i hỏi một ư thức đặc biệt trong một thời đại đặc biệt.

Ta không quên giọng cười lanh lảnh của Hồ Xuân Hương, cây bút độc đáo, có một không hai của làng thơ Việt Nam. Đọc tới, ta thoáng tê dại, thích thú, bật cười. Văn đó châm biếm, hài hước, đanh đá, dâm... Không đểu. Văn chỉ đểu khi đọc ta "thấy" (ta) đểu.

Dưới nhiều h́nh thức, văn hay dâm. Dễ hiểu. Con người là một sinh vật, tiếng nói của nó dâm. Tuy vậy, viết văn dâm không dễ. Văn là một h́nh thái nghệ thuật. Văn h́nh thành trong khoảng khắc con người bật tiếng nói, từ thân phận thú biến thành người. Tiếng nói vừa là đặc tính của loài người, vừa là sắc thái riêng của một nền văn hoá, vừa biểu hiện một cá tính. Hạ bút, nhà văn chỉ biết sào đi sáo lại ngôn ngữ của người xưa, đă đáng quư : họ tái sinh hồn người, truyền nó cho người đời sau. Dở th́ văn sáo, hay th́ văn hay. Nhưng không nghệ thuật. Nghệ thuật chớm nở khi cá tính của một người, xuyên qua ngôn ngữ, mở rộng đường nhân giới cho đồng loại. Lúc đó, có văn dâm. Văn dâm khi, cùng lúc, nó thể hiện gốc gác súc sinh của ta và quá tŕnh vươn vào nhân giới của ta. Nó không dâm ở h́nh ảnh, sự kiện. Nó dâm ở quá tŕnh ngôn ngữ vụt nở trong đầu người viết, trong ḷng người đọc. Vừa nồng nàn thú tính, vừa đậm nhân tính, nó nhân t́nh. V́ vậy, cảm xúc dâm không thể lâu bền. Độc giả không thể d́m ḿnh lâu trong thú tính v́ nó phải ... đọc. Không ai chỉ miêu tả những màn dâm dục mà đam mê được người đọc suốt mấy trăm trang. Tác phẩm như Histoire d'O[1]  hiếm. Nó lôi cuốn ta v́, đằng sau những hoạt cảnh dâm bạo, ta cảm một đ̣i hỏi quyết liệt, đậm tính tôn giáo. Đ̣i hỏi trở thành vật riêng, trọn vẹn, tuyệt đối, của một người. Đ̣i hỏi trao hết nhân cách của ḿnh vào tay người khác. Đ̣i hỏi người khác làm tác giả của chính ḿnh. Tóm lại, đ̣i hỏi được yêu. Đọc xong, ta quên hết những t́nh tiết dâm đăng, nhưng c̣n nhớ măi khát vọng kinh hồn kia. "Điạ ngục, chính là Tha nhân" v́ thiên đường duy nhất của kiếp người ở ... tha nhân. Thực chất, như tác giả đă thổ lộ[2], tiểu thuyết ấy là một lá thư t́nh gửi cho J. Paulhan !

Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ta nổi hứng hiu hiu phe phẩy quạt. Rồi ta bật cười. Thế là hết. Nhưng măi trong ta cứ vang vọng tiếng cười lanh lảnh, ngông nghênh, nhân cách của một người đàn bà khinh khích cả một thời đại phong kiến Khổng Nho mục nát. Đối với người Việt ngày nay, nhân cách ấy vẫn cần thiết v́, trong lănh vực này, ta c̣n nhiều úy kỵ, giả dối.

Những giọng văn như thế, dâm, nhưng không đểu, v́ người đọc được đặt vào thế nh́n thông thường của tư duy, của ngôn ngữ, thế nh́n từ bên ngoài, từ trên xuống, từ biên kia sự vật. Toát thành lời, thiên nhiên xanh tươi, nồng nàn, nhầy nhụa, co lại thành khái niệm trong sáng, khô khan của lư trí. Trong thế giới này, ta biết đói, biết khát, biết thèm. Nhưng sự đói khát, thèm thuồng đă biến thành chức năng của một cơ thể, nhu cầu của một con người, và tất cả, tự nhiên và loài người, đă biến thành công cụ của ta. Ta đă trở thành ta, một chủ thể của thế giới. Quá tŕnh tư duy nẩy nở, biến con người thành chủ thể của thế giới, vừa là quá tŕnh h́nh thành loài người, vừa là quá tŕnh h́nh thành từng cá nhân. Xưa nay, đó là quá tŕnh tiến hoá b́nh thường của mọi người. V́ thế loại văn đó dễ cảm, dễ hiểu, dễ đọc. Tục mà thanh hay thanh mà tục là hai gương mặt của một kiếp người.

Văn Đỗ Kh. khác hẳn. Nó chẳng tục, chẳng thanh. Nó khốn nạn : nó chân thành. V́ chân thành, nó đểu :

" - Em có nhớ anh không ?

    - Nhớ chứ, sao không em qua tận Hồng Kông kiếm anh ?

    - Em đi công chuyện mà.

    - Công chuyện th́ em cũng kiếm anh chứ bộ.

    - Th́ anh đâu có trốn, anh cũng nhớ cái lồn em.

    [...]

    - Lâu rồi hả, anh nhớ lồn em. Anh bề đây bề đó cũng được nhưng anh vẫn nhớ vậy.

    [...]

Mười mấy năm rồi. Có mất mát ǵ đâu, cũng hai người Việt Nam nằm bề nhau trong khách sạn ở bên Tàu[3]."

Nó dồn người đọc vào thế nh́n quái gở, khó chịu chưa từng thấy. Đương nhiên, ta không thể bị nhốt măi trong vành đai thú tính. Đă đọc sách, ta đă bắt đầu toát hồn vươn ḿnh ra. Ra đâu ? Chẳng ra đâu cả. Ra lỗ hổng, để rơi ngay về điểm xuất phát. Rơi vào khoảng khắc ngôn ngữ h́nh thành, lúc con người chỉ mới biết phát âm, đặt tên cho sự vật, sự kiện, thụ động ghi nhận sự trôi đi biền biệt của thời gian. Giọng nói bập bẹ kia chưa là tiếng nói của con người. Trong thế giới "khách quan" , thật thà ấy, người yêu chỉ cặp vú + cái lồn + ... Cái lồn cũng chỉ là cái lồn, thế thôi. Và yêu không sao quên được cái lồn ấy. Do đó, "Mười mấy năm rồi. Có mất mát ǵ đâu[4]". C̣n đó cả mà. Đọc đến đấy, cửng sao được, phải lạnh người, linh cảm một sự thật khó chịu. Quá đúng, quá sai. Đố ai nhớ được h́nh thù lồn người yêu nó thế nào ! Nhưng nhớ lồn người yêu là chuyện b́nh thường, chẳng xấu xa, có khi c̣n lem nhem thơ. Nỗi đau kỳ lạ toát ra từ câu chuyện mười mấy năm nhớ lồn, có thật, và thật ở điểm này : khi ta đánh mất khả năng nhớ người, ta chỉ c̣n khả năng nhớ vật. Sẽ có lúc ta phải hiểu rằng khả năng ấy ảo. Nhớquan hệ giữa người với vật, giữa người với người xuyên qua vật. Ta nhớ vật v́ ta dùng nó, biến nó thành công cụ thực hiện mục đích của ta. Ta nhớ người v́ ta yêu hay ghét nó, v́ nó có thực và liên hệ trực tiếp tới nhân cách của ta. Do đó, trong hàng triệu vật thể, khuôn mặt vụt qua mắt ta mỗi ngày, ta chỉ ghi nhận, kể cả ở mức tiềm thức, một vài vật, một vài người. Nhớ xuất phát từ hành động, và là một h́nh thái của hành động. Hành động đ̣i hỏi con người chủ thể của thế giới - tự nhiên và người. Trong yêu đương, hành động vào tự nhiên, ta nh́n, hôn, ve vuốt, địt. Hành động vào con người, ta yêu. Nhớ người yêu, ta nhớ tất cả, một cách tổng hợp, thống nhất. Nỗi nhớ ấy mờ ảo lạ lùng, nét người lồng vào khuôn vật, khiến vật chẳng bao giờ đơn thuần là vật, chẳng bao giờ rơ nét. Có nỗi nhớ nào day dứt hơn nỗi nhớ người yêu ngay khi ... giáp mặt ? Người yêu đẹp một vẻ đẹp ta nhớ măi nhưng chẳng bao giờ tả được, chỉ có thể khơi qua ngôn ngữ, thể thống nhất năng động của chết (vật, quá khứ) và sống trong hồn người. Nó là một h́nh thái hành động trong nhân giới. Nó là một quá tŕnh (processus). Nó có thể khơi nỗi nhớ, v́ nhớ là một quá tŕnh cùng đặc tính với nó.

Hai bộ mặt thống nhất của hành động có thể, tạm thời, bị tách đôi, khi con người không biết yêu nhau trong sự mến trọng tính độc lập, tự do, sáng tạo của nhau, của ḿnh. Hoặc khi nó bị đời dồn ép. Trong Histoire d'O, chúng vận động song song. Một người ước ao hoà ḿnh trọn vẹn vào người khác tự chẻ đôi, biến ḿnh thành vật để có thể trở thành sở hữu tuyệt đối của người khác. Trong thơ Hồ Xuân Hương, tiếng cười tách ra, khẳng định nhân cách tự do, tự chủ của ḿnh. Những thái độ đó phổ cập trong yêu đương - thù hận, tôn giáo và văn học. Ta đă quen, nên không gớm.

Văn Đỗ Kh. không có sự tách rời đó. Có sự cắt xén, hao hụt. Thiếu hẳn mặt tâm linh trong nỗi nhớ, thiếu tận tương lai, kích thước tự do, sáng tạo của con người, điều kiện tiên quyết của hành động. Nhẫn lang thang ở Hồng Kông, uống bia, xem h́nh dâm qua ngày. Ta không biết hắn từ đâu đến, sẽ đi đâu, sống để làm ǵ. Hắn không đeo đuổi một tương lai nào, cứ loay hoay trong hiện tại. Do đó, đối với hắn, mọi sự vật, kể cả thân xác của con người, chỉ là chính nó, măi măi là chính nó. Cũng do đó, nỗi nhớ vừa vút thành lời đă co lại thành sự kiện. Đọc văn ấy với ḷng thành thông thường của người đọc sách, thế nh́n của ta kẹt trong thế giới của sự vật, ngôn ngữ của ta không thể biến thành lời. Ta bị nhốt chặt vào sự vật, vào cái lồn. Nên ta dẫy b́ bạch.

Dù không cố ư, sự cắt xén này không vô t́nh. Nó trùng hợp với một hiện tượng mới, phổ cập của thời đại. Cứ chú ư nghe đài truyền h́nh, chính khách, nhà khoa học, học giả đủ môn đủ loại bàn về thân phận làm người hôm nay. Cảm giác lụt mặt : bất tri, bất lực, nô lệ. Người "nô lệ" đời nay có một đặc điểm hoàn toàn mới, chưa hề có trong lịch sử : nó không có đối tượng. Xưa, nó luôn biết ḿnh là công cụ của ai, và ít nhất nó c̣n khả năng thí mạng, giải phóng nhau khỏi quan hệ phi nhân ấy. Nay, mỗi ngày ta mỗi rơ, tương lai của ta, của đồng loại không do ai quyết định, dù chỉ một phần nhỏ nhoi, dù mọi người có đầy đủ quyền tự do ứng cử và bầu cử. Nó bị quyết định ở một thế giới khác, ngoài khả năng thấy và hiểu của ta. Ta là người, bằng mọi người, trong tư cách cô đơn, bất lực, thụ động của một công cụ, một vật thể lăn lóc trong một quá tŕnh vận động "tự nhiên" . Dường như ngôn ngữ của mọi người, của chính ta, đă mất khả năng biến ta thành chủ thể của thế giới. Mất khả năng hành động, ta mất khả năng hiểu đời, hiểu người, hiểu ḿnh. Cuộc đời ta, một trang giấy trắng, mặc ai vấy mực, cũng thế thôi.

Con người biết nhau, hiểu nhau bằng ngôn ngữ, cơ bản nhất bằng tiếng nói. Khi bản thân tiếng nói bị công cụ hoá, rỗng tếch hoá, gian xảo hoá, khi nó kiệt quệ nhân tính, quan hệ giữa người với người teo lại thành sự cọ xát hỗn độn giữa vật với vật. Khả năng hành động thu gọn ở khả năng sở hữu, h́nh thái phổ cập của ước mơ làm người. Khốn nỗi, chỉ người chủ thể của thế giới mới biết sở hữu. Hoài băo sở hưu trong điều kiện trên, ảo. Điều đó toát ra từ "Niềm vui sở hữu", truyện ngắn hoàn chỉnh nhất trong "Không khí thời chưa chiến". Cũng là truyện dễ ngốn cho những tâm hồn e thẹn, tuy nó đau không thua ǵ những truyện khác. Bất kể dưới h́nh thái kinh tế - xă hội nào, sở hữu là nhu cầu b́nh thường của con người, thể hiện quan hệ b́nh thường của nó với thiên nhiên và đồng loại. Khi quan hệ đó, suốt một đời người, chỉ dẫn tới một đống bút chưa hề tiết ra một câu văn, một lời nói, giấc mơ làm người quả đă biến thành ác mộng. Chẳng bằng con đực "sở hữu" con cái vài phút, ít nhất cũng tái sinh được sự sống. Giọng văn dí dỏm, phơn phớt của "Niềm vui sở hữu" chua chát, đau đỏ không thua văn nhớ lồn.

Chính sự cắt xén phần người của ngôn ngữ khiến ta gơm gớm. Đọc Notre Dame de Paris, ta không gớm Quasimodo, chỉ tội nghiệp, tuy hắn cũng là một quái thai nửa người nửa ngợm, chỉ biết be be một tiếng "đẹp" để thể hiện hồn người của ḿnh. Đọc Of Mice and Men cũng vậy. Ta không gớm v́ ta biết ta không vậy. Đó chỉ là quá khứ của ta khi ta c̣n thơ dại, của loài người khi nó c̣n hoang vu. Đọc văn Đỗ Kh. ta gớm. Người mất khả năng nhớ người, loay hoay t́m vật mà không sao chiếm hữu được, rất có thể là ta, phần nào đă là ta. Ít nhất, nó là khả năng hiện thực của ta. Khả năng ấy chỉ hiện thực phổ cập trong thời đại này, thời đại thế giới thống nhất, ngày càng chặt, dưới một quyền lực vô danh, vô diện, vô ngôn : Tiền, Kinh tế, Thị Trường, v.v. Tất cả, người, vật, ngôn ngữ, đang biến thành công cụ của một sự vận động dường như tự nhiên.

Đă một lần, người Việt bị lột óc, ép tim, khi tiếng Việt bị nhốt vào cái cũi đội lốt cộng sản - quốc gia, biến thành công cụ áp bức, lừa đảo, thậm chí giết nhau. Hôm nay, cùng với nhân loại, nó lại phải đối đầu với một nguy cơ tương tự. Qua những phương tiện thông tin khổng lồ, ngôn ngữ khoa học và kỹ thuật, ngôn ngữ kinh tế đội lốt khoa học kỹ thuật, áp đảo ngôn ngữ chính trị, "khoa học" nhân văn và văn học, đang biến tiếng nói của con người thành công cụ lột óc, ép tim, biến quan hệ giữa người với người thành sự cọ xát giữa vật với vật, dồn con người vào một h́nh thái nô lệ chưa từng có : nô lệ không có chủ, trong nỗi cô đơn bất lực của đám đông câm lặng, vụn nát.

Khi thế giới tuột khỏi tầm tay của con người, khi ngôn ngữ hết là h́nh thái hành động của nó trong nhân giới, con người tha hoá tận gốc. Nó chỉ c̣n là nó, một khối xương thịt bi bô. Nó mất khả năng trở thành nó, trở thành người. Do đó, văn Đỗ Kh. hay dùng ngôi hắn thay ngôi tôi. Triệt để, trong "Niềm vui sở hữu". Tế nhị, trong "Một cành hoa, một chặng đường" : thoạt tiên, hắn là hắn, tác giả là tác giả ; nhưng lướt vào đoạn văn thể hiện người, ta không c̣n biết những suy tư mặc tưởng là của ai. Như thế, nó sẽ là của ta, người đọc. B́nh thường, hắn là hắn, không phải là ta - người viết, người đọc, chủ thể của ngôn ngữ. Ở văn Đỗ Kh. hắn là ta, và ta chỉ là hắn, cái vật thể bi bô lăn lóc trong tự nhiện. C̣n ta đích thực ... câm. Đă câm mà vẫn viết, vẫn đọc th́ tất cả những ǵ viết ra, đọc được đều không phải là ta. Ta dùng ngôn ngữ để phủ định nhân tính của ngôn ngữ, phủ định chính ḿnh. Và ta rùng ḿnh, lờ mờ phát hiện sự thật của chính ta. Về thực chất, văn Đỗ Kh. đểu ở đó. Ta cảm nhận được chất đểu ấy v́ nó đă thực sự ngấm vào ngôn ngữ hàng ngày của đời nay, của ta. Vô h́nh chung, phần nào, nó đă ở ta, đă là ta. Đây không c̣n là sự đểu giả thường t́nh ở đời. Đây là sự đểu giả của con người đối với chính ḿnh, một đặc điểm của thời đại này, của thân phận làm người hôm nay. Đây là ngôn ngữ của một người tra hỏi ngôn ngữ của mọi người, là văn chương đích thực.

Phải đặc biệt nhậy bén với ngôn ngữ, với thân phận làm người trong thời đại này, thời đại tư duy làm đĩ cho từ ngữ, mới sáng tác được cái bút pháp đểu chưa từng thấy trong tiếng Việt. Xa lạ, thiết thân. V́ dù tha hoá đến mấy, ngôn ngữ vẫn là "phương tiện" duy nhất để làm người ; ngày nó mất chức năng ấy, sẽ chẳng c̣n nhà văn, độc giả. Cái đểu ấy thể hiện đ̣i hỏi trả lại cho ngôn ngữ phần hồn của nó, khả năng sáng tạo giá trị, khả năng liên hợp, khả năng yêu của con người. Nó đ̣i hỏi, từ hoàn cảnh hôm nay của nhân loại, cùng nhau làm người. Tội nghiệp Đỗ Kh., nhà văn tiếng Việt. Không biết bao giờ văn ấy mới t́m được độc giả Việt Nam của ḿnh.

"Bắt đầu là cây viết.

Nhưng ê chưa hết, c̣n những thứ lỉnh kỉnh khác, [...] Những thứ đanh đóng cột, quê hương, lôi thôi chủ nghĩa, con người, vũ trụ và cuộc đời. Bằng ấy thứ, hắn tự giới hạn lại, giờ th́ chỉ có ở cây viết.

[...]

Của tôi, anh thấy chưa. Hạnh phúc, chỉ vậy thôi.

Vui ở chữ tôi, bắt đầu là cây viết, hắn lấy cây Mont Blanc vừa mua ra trang trọng chạy tên ḿnh lên giấy, nh́n mực dần dần khô lại, thổi thổi và măn nguyện với niềm vui sở hữu[5]."

Một trang giấy trắng. Một tên người. Một lỗ hổng tan hoang. Một cuộc đời...

Bạn thử đọc ngược lại bốn câu trên xem sao ?

Văn đẹp v́ đểu có Đỗ Kh.

Trần Đạo

10-94


 



[1] Truyện nàng O.

[2] Le Monde, 8Ở94.

[3] Một cành hoa, một chặng đường.

[4] Một cành hoa, một chặng đường.

 

[5] Niềm vui sở hữu.